Sau khi ra viện, sức khỏe bệnh nhân đột quỵ não vẫn còn rất yếu. Do vậy, cần có một chế độ tập luyện và chăm sóc tôt để người bệnh nhân phục hồi nhanh nhất. Cụ thể những việc cần làm cho bệnh nhân đột quỵ não sau khi ra viện là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sau khi ra viện, người đột quỵ não cần làm gì?

1. Chọn đúng cơ sở phục hồi chức năng chất lượng

Mong ước lớn nhất sau khi ra viện của những người đột quỵ não là họ có thể phục hồi hoàn toàn, lấy lại sức khỏe như người bình thường. Các chuyên gia cho rằng, người bệnh đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho căn bệnh đột quỵ. Do vậy, khi ra viện, người bệnh cũng nên chọn đúng cơ sở phục hồi chức năng chất lượng cho mình. Việc phục hồi của người bệnh ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của họ.

Di chứng do căn bệnh đột quỵ não khá nặng nề. Thông thường, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến hệ vận động, tê liệt một bên chân, tay hoặc nửa người; mất khả năng nói và ngôn ngữ; nhận thức; tầm nhìn và cảm xúc. Việc phục hồi cho người đột quỵ thường liên quan đến các chuyên gia chăm sóc sức khỏe từ một số ngành như vật lý trị liệu – ngôn ngữ, bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng, nhân viên xã hội và nhà tâm lý học.

Theo Hiệp hội đột quỵ Mỹ, thời gian nằm viện trung bình trong chăm sóc cấp tính cho bệnh nhân đột quỵ não là 4 ngày (thiếu máu cục bộ) và 7 ngày (xuất huyết não). Những người sống sót thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính sang cơ sở phục hồi nội trú, nơi điều dưỡng chuyên môn hoặc một bệnh viện chăm sóc cấp tính dài hạn. Khoảng 45% bệnh nhân được xuất viện về nhà, và các lựa chọn chăm sóc sau cấp tính tại nhà.

Thông thường, khoảng 1 tuần sau cơn đột quỵ, người bệnh cần phải nhanh chóng đưa đến một cơ sở để tiếp tục được chăm sóc. Thứ hai, bộ não dường như có thể cải thiện trong những tháng đầu tiên sau cơn đột quỵ. Do đó, việc đưa những người sống sót vào phục hồi nhanh chóng cho phép họ tận dụng lợi thế của khoảng thời gian này.

2. Tiếp tục công việc và có sự chăm sóc tốt

Nếu không bị di chứng nằm liệt một chỗ, sau khi rời bệnh viện, người bệnh vẫn có thể quay trở lại với công việc. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thời gian làm việc, khối lượng và đặc thù công việc sao cho hợp lý. Người bệnh đột quỵ cần sự ủng hộ, động viên và sự chăm sóc của người thân, bạn bè để có được quyết tâm cải thiện và phục hồi sức khỏe sau cơn đột quỵ.

3. Bổ sung các thông tin, kiến thức về căn bệnh đột quỵ

Người bệnh đột quỵ cần được đào tạo, hướng dẫn về việc phục hồi chức năng của họ. Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ gặp khó khăn sau khi rời bệnh viện để quay trở lại với công việc và cuộc sống. Người bệnh cần biết cách làm sao để có thể đi lại chắc chắn mà không bị ngã; tác dụng phụ của một số loại thuốc là gì. Ngoài ra, cũng cần biết cách thức ngăn chặn đột quỵ não tái phát cho người bệnh.