Tìm ra cách trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả nhất là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ não) chủ yếu xảy ra do cục máu đông gây tắc mạch máu, làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy và máu đến một phần não, khiến cho các tế bào chết đi và mô não bị tổn thương. Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao và để lại các di chứng nặng nề cho người bệnh.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn tai biến mạch máu não, đó là khi bạn mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch nhưng không được kiểm soát tốt bệnh hoặc thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều và lười vận động.

1. Bệnh cao huyết áp 

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn tai biến mạch máu não. Vì vậy, không chỉ bệnh nhân cao huyết áp mà tất cả chúng ta đều nên kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên. Đây là chìa khóa để phát hiện sớm, điều trị bệnh cao huyết áp, từ đó, tránh được nguy cơ dẫn đến các cơn tai biến bất ngờ và nguy hiểm.

2. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não phổ biến. Chính vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, ngăn chặn nguy cơ cơn tai biến tấn công bất cứ lúc nào.

3. Bệnh tim

Những người có các vấn đề về tim như van tim bị khuyết tật cũng như rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều cũng dễ bị tai biến. Thống kê cho thấy, bệnh tim gây ra ¼ số cơn tai biến ở người già. 

4. Hút thuốc lá

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá làm gia tăng các vấn đề về tim và mạch máu, trong đó có tai biến mạch máu não. Vì thế, hãy bỏ thuốc lá để giữ gìn sức khỏe cho bạn và những người xung quanh.

5. Uống rượu quá nhiều

Tránh sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là uống quá nhiều rượu, bia. Vì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn tai biến.

Triệu chứng tai biến mạch máu não thế nào?

Để có thể đưa người bệnh đi khám và cấp cứu kịp thời, bạn cần nắm chính xác các triệu chứng tai biến mạch máu não. Nếu bất ngờ thấy hiện tượng cánh tay bị tê mỏi, đây cũng là dấu hiệu tai biến bạn không nên bỏ qua. Nhiều bệnh nhân cho biết, khi cơn tai biến tấn công, họ bất ngờ bị tê cứng một bên cánh tay, không thể nâng lên hay cầm đồ vật hoặc điều khiển mọi việc như ý muốn.

- Khuôn mặt: Bất ngờ bị méo mặt, cơ mặt lệch về một bên, miệng cũng méo.

- Giọng nói: Người bị tai biến bất ngờ không trò chuyện được, không gọi được những người xung quanh hoặc bị nói ngọng.

- Mờ mắt: Người bệnh có thể bị nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên mắt.

- Đau đầu dữ dội: Bất ngờ bị đau đầu dữ dội cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến sắp đến.

Khi thấy người thân có một trong những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu. Bởi bệnh nhân tai biến mạch máu não cần phải được cấp cứu kịp thời, tốt nhất là trong khung giờ vàng (khoảng 3 giờ sau khi cơn tai biến khởi phát).

Cách trị bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh nhân tai biến được đưa tới viện gần nhất bằng xe cấp cứu sẽ được chẩn đoán và điều trị nhanh hơn những người dùng các phương tiện di chuyển khác. Nhân viên cấp cứu cũng sẽ thu thập thông tin, hướng dẫn điều trị và thông báo cho nhân viên y tế của bệnh viện trước khi người bệnh đến phòng cấp cứu để họ có thời gian chuẩn bị. Câu hỏi đặt ra lúc này là cách trị bệnh tai biến mạch máu não sẽ như thế nào?  Cách chữa tai biến mạch máu não ra sao cho hiệu quả?

Dùng thuốc điều trị

Tại bệnh viện, các chuyên gia y tế sẽ hỏi người thân về lịch sử, tình trạng bệnh và thời gian các triệu chứng bắt đầu xảy ra cơn tai biến. Nếu được đưa đến bệnh viện trong vòng 3 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên của cơn tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ, bệnh nhân có thể được kê thuốc tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông. Với những bệnh nhân bị bệnh tim, huyết áp cao, rung tâm nhĩ (nhịp tim nhanh, không đều), cholesterol cao và tiểu đường, bác sĩ có thể cung cấp thuốc, yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc duy trì các thói quen, lối sống lành mạnh.

Bài tập phục hồi chức năng

Trong quá trình điều trị tai biến, nhiều người bệnh còn cần áp dụng thực hiện tập luyện phục hồi chức năng.

Chức năng ngôn ngữ: Điều này giúp người bệnh hiểu lời nói. Thực hành, thư giãn và thay đổi phong cách giao tiếp sẽ giúp ích cho người bệnh.

Vật lý trị liệu: Điều này giúp người bệnh học lại kỹ năng phối hợp vận động.

Tập vận động nhẹ nhàng: Điều này được sử dụng để giúp một người cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày của họ, chẳng hạn như tắm rửa, nấu nướng, mặc quần áo, ăn uống, đọc sách và viết.