Vợ tôi năm nay 61 tuổi từ trước không bị cao huyết áp nhưng bị tiểu đường 6 năm, đến tháng 5/2014 huyết áp tăng 165/95 và ngày 20/6/2014 lại tăng trở lại phải đi điều trị. Chóng mặt, nhức đầu và rất mệt kéo dài vừa uống thuốc tiểu đường và thuốc cao huyết áp thật là khó khăn. Thưa bác sĩ vợ tôi có phải bị biến chứng sang cao huyết áp không?
Trả lời:

Chào anh.

Đái tháo đường và tăng huyết áp là 2 bệnh riêng biệt tuy nhiên có mối liên quan mật thiết với nhau. Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng mức độ nặng của đái tháo đường và ngược lại đái tháo đường làm cho huyết áp cao trở nên khó điều trị hơn. Cần phải kiểm soát tốt 2 bệnh này, nếu để đường huyết và huyết áp tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng sớm và nặng, như bệnh mạch vành, đột quỵ, tai biến…Vì vậy, mục tiêu điều trị là đưa các chỉ số về an toàn, đường huyết dưới 7 mmol/l và huyết áp tối đa dưới 130mmHg. Nếu điều trị  bằng thuốc tây không đạt hiệu quả như mong muốn chị nhà nên sử dụng kết hợp thêm thuốc đông y.  Hiện nay dùng thuốc tây mà huyết áp 165/95mmHg thì phối hợp thêm dùng thuốc Đông y. Nên chọn các sản phẩm có địa long chứa enzyme Fibrinolytic có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi fibrin- tác nhân chính gắn các tiểu cầu và các thành phần máu hình thành cục máu đông trong động mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Khi huyết áp, đường huyết về chỉ số bình thường có thể giảm dần liều thuốc tây để hạn chế các tác dụng phụ giúp người bệnh đỡ mệt mỏi. Thuốc đông y ngoài việc trị bệnh còn giúp củng cố chức năng của các tạng phủ nâng cao sức khỏe của người bệnh.

Chuyên gia tim mạch