Đột quỵ có thể gặp ở bất cứ ai do đó, phòng ngừa đột quỵ não là việc làm cần thiết để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Việc ngăn ngừa đột quỵ có thể dễ dàng thực hiện, cho hiệu quả tốt nếu bạn biết được 8 cách trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải phòng ngừa đột quỵ não?

Thống kê cho thấy, hàng năm tại Việt Nam có 200.000 người bị mắc đột quỵ não (tai biến mạch máu não). Bệnh không chỉ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống của người mắc mà còn khiến kinh tế gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2, với khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm. Trung bình cứ 6 giây sẽ có một người tử vong do đột quỵ. 

Đột quỵ não khiến người bệnh gặp phải nhiều di chứng nghiêm trọng, cần một quá trình điều trị lâu dài mới có thể phục hồi được chức năng. Một số những biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh đột quỵ đó là:

  • Mất khả năng đi lại do bị liệt nửa người, chân tay tê cứng. 
  • Người bệnh bị méo miệng dẫn đến khả năng nói và biểu đạt ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn.
  • Trí nhớ giảm sút, nhận thức chậm.
  • Rối loạn khả năng đại, tiểu tiện.

dot-quy-co-the-gay-tu-vong-cho-nguoi-mac.webp

Đột quỵ có thể gây tử vong cho người mắc

5 đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao

Đột quỵ não sẽ có nguy cơ cao mắc phải ở một số đối tượng sau đây:

  • Người đã từng bị đột quỵ não
  • Người bị huyết áp cao
  • Người cao tuổi
  • Người mắc bệnh tim mạch: Rung nhĩ, mạch vành, đau thắt ngực,...
  • Người mắc các bệnh chuyển hóa: Tiểu đường, mỡ máu, béo phì,..

8 cách phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

Tuy đột quỵ não là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại hoàn toàn có thể được ngăn chặn, phòng chống từ trước. Có nhiều biện pháp giúp phòng ngừa đột quỵ não như dùng thuốc hay thay đổi thói quen sinh hoạt,... Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người có nguy cơ cần kiên trì thực hiện hàng ngày, nâng cao ý thức cảnh giác để tránh gặp phải tình trạng xấu nhất.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ não. Các thống kê đã chỉ ra rằng, những người bị cao huyết áp có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp đôi, thậm chí gấp bốn lần so với người bình thường. Do đó, để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra, bạn cần phải kiểm soát huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, duy trì huyết áp dưới 120/80 là tốt nhất.

Để có thể giữ huyết áp luôn ở trạng thái ổn định, bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Không nên dùng quá 1.5 gram muối (nửa thìa cà phê muối) mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc điều hòa huyết áp theo chỉ định của thầy thuốc. Tuyệt đối không nên tự ý ngừng thuốc, đổi thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây vào các bữa ăn hàng ngày.
  • Sử dụng thực phẩm có chất béo lành mạnh như cá hồi, dầu oliu sẽ tốt cho tim mạch.
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia,...

kiem-tra-huyet-ap-thuong-xuyen-giup-phong-ngua-dot-quy-nao (2).webp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp phòng ngừa đột quỵ não

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Tiểu đường, mỡ máu, bệnh tim mạch, béo phì, xơ vữa động mạch,... đều là những nguy cơ tiềm ẩn có thể khiến đột quỵ khởi phát bất cứ lúc nào nếu không kiểm soát tốt. 

Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát cơn đột quỵ từ 2-4 lần. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường, bệnh sẽ gây tích tụ các chất béo, cục máu đông trong mạch máu. Dần dần các mạch máu sẽ bị bít tắc và gây đột quỵ. Do đó, những người có sẵn bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra đường huyết. Kiểm soát đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn uống.

Người mắc các bệnh tim mạch như: Đau thắt ngực, rung nhĩ, mạch vành,... cũng cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nên uống thuốc đủ và đúng liều theo chỉ định của thầy thuốc.

Giảm cân nếu bạn đang thừa cân bởi béo phì và các biến chứng của nó đều ảnh hưởng đến đột quỵ não. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn giảm ít nhất khoảng 5 kg có thể tác động đến nguy cơ đột quỵ não. Bạn có thể giảm cân bằng việc kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày, sao cho lượng calo nạp vào cơ thể không quá 1500 - 2000 calo/ngày.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể săn chắc, giữ được vóc dáng thon gọn, mà còn nâng cao sức khỏe, hạn chế được bệnh tật.

 Bạn nên tạo dựng thói quen tập thể dục ít nhất 5 lần/tuần. Để việc tập thể dục không trở nên nhàm chán và mang tính bắt buộc, bạn có thể linh hoạt thực hiện các bài tập, dạng môn thể dục khác nhau mà vẫn đem lại kết quả cao. Cụ thể:

  • Thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng, dễ thực hiện nhưng giúp tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả.
  • Đối với người bị bệnh tim mạch, thay vì chạy bộ bạn hãy đi bộ với cường độ vừa phải. Để việc đi bộ không nhàm chán, bạn có thể dẫn theo thú cưng đi dạo mỗi buổi sáng.
  • Khi tập thể dục hãy chú ý vào hơi thở, cố gắng hít vào thật sâu, thở ra từ từ, không nên thở gấp, thở dốc. Điều này rất tốt cho tim mạch, phổi,...
  • Tham gia các câu lạc bộ tập thể dục như: Câu lạc bộ dưỡng sinh, yoga, bơi,... để có thêm động lực khi tập.
  • Một mẹo nhỏ rất hay cho bạn đó là đi thang bộ thay vì thang máy, giúp cải thiện tim mạch, hô hấp rất tốt.
  • Thay vì tập liên tục một bài tập trong một khoảng thời gian dài, bạn hãy chia nhỏ và thực hành vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

ngan-ngua-dot-quy-nao-bang-cach-tap-the-duc-hang-ngay.webp

Ngăn ngừa đột quỵ não bằng cách tập thể dục hàng ngày

Ăn uống khoa học

Ăn uống lành mạnh là biện pháp ngăn ngừa đột quỵ não không thể thiếu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như: Rau chân vịt, bắp cải, bông cải xanh, cà chua, lựu, cam, ổi, các loại đậu, hạt hạch (óc chó, hạnh nhân,...).

Bên cạnh đó, những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ hộp nên hạn chế sử dụng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Từ bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những tác nhân thúc đẩy sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra còn làm máu đặc lại, tăng số lượng các mảng bám tích tụ trong động mạch. Do đó, bạn cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thuốc lá không dễ để có thể bỏ, vì vậy bạn cần có một kế hoạch cụ thể với sự giúp đỡ của bác sĩ. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng một số phương pháp cai thuốc lá bằng thuốc hoặc miếng dán chứa nicotine. Cần đảm bảo bạn đã hỏi qua ý kiến của bác sĩ để tránh gặp các biến chứng khác

bo-thuoc-la-giup-lam-giam-nguy-co-bi-dot-quy-nao.webp

Bỏ thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ bị đột quỵ não

Tạo dựng các thói quen tốt

Xây dựng và thực hiện các thói quen tốt sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện đột quỵ, cụ thể:

  • Mỗi ngày 1 quả táo: Trong một nghiên cứu của Hà Lan, những người ăn nhiều trái cây và rau có phần thịt màu trắng (tiêu biểu là táo và lê) thì khả năng bị đột quỵ thấp hơn 52% so với những người ăn ít thực phẩm này do trong đó chứa nhiều chất xơ và quercetin - một chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Ngoài táo và lê, những loại rau củ bạn nên bổ sung để giúp phòng ngừa đột quỵ là: Chuối, súp lơ, dưa chuột, hành, tỏi,…
  • Ăn cà chua: Cà chua chứa rất nhiều lycopene, chất chống oxy hóa giúp cà chua có màu đỏ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, những người có nồng độ lycopene trong máu cao có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 55% so với người có nồng độ lycopene thấp. Ngoài cà chua, lycopene có nhiều trong các loại thực phẩm màu đỏ đậm như dưa hấu, bưởi, ổi,…
  • Tránh nơi ô nhiễm: Trong môi trường ô nhiễm, việc hít phải khói bụi sẽ làm cho các động mạch vành đàn hồi kém và suy yếu, làm tăng nguy cơ đột quỵ. 
  • Tránh lo lắng, trầm cảm: Đột quỵ có thể khiến bạn rơi vào trầm cảm, nhưng bạn có biết rằng, trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ? Một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ đã chỉ ra, những người bị trầm cảm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 45% so với người bình thường. Nguyên nhân là do những người bị trầm cảm thường hút thuốc, ăn uống kém và trốn tránh hoạt động thể chất, tất cả điều này đều là yếu tố nguy cơ của đột quỵ. 

Sử dụng các sản phẩm thiên nhiên

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính từ nattokinase là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Từ lâu, nattokinase được biết đến là một enzyme có chức năng ngăn ngừa sự hình thành và làm tan cục máu đông. Đồng thời, nattokinase còn giúp làm loãng máu, điều hòa huyết áp, tăng cường lưu thông máu, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não.

Sản phẩm có thành phần chính từ nattokinase được ra đời năm 2006 giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ não, phục hồi chức năng sau đột quỵ.

nattokinase-trong-dau-tuong-len-men-giup-phong-ngua-dot-quy-hieu-qua-an-toan.webp

Nattokinase trong đậu tương lên men giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, an toàn

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là việc cần làm để có thể kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn để có thể xử lý nhanh chóng, tránh hậu quả về sau. Mỗi người đều nên thực hiện khám định kỳ 6 tháng/ lần.

Như vậy, với bài viết trên hy vọng bạn đã nắm rõ được các cách phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả, từ đó giúp tránh được những biến chứng khôn lường mà đột quỵ gây ra.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.health.harvard.edu/womens-health/8-things-you-can-do-to-prevent-a-stroke

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/stroke/3-ways-to-avoid-a-second-stroke

https://www.webmd.com/stroke/guide/understanding-stroke-prevention