Nhồi máu não nhân bèo đẩy người bệnh vào nguy cơ tử vong và tàn tật nguy hiểm không kém các loại đột quỵ khác. Vậy cụ thể, nhồi máu não nhân bèo là gì? Cách điều trị như thế nào? Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin về tình trạng này thì bài viết dưới đây chính xác dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ!
Nhồi máu não nhân bèo là gì?
Nhồi máu não là 1 trong 2 loại chính của đột quỵ (tình trạng xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc tắc, khiến cho một vùng não bị tổn thương). Loại này chiếm hơn 80% số ca đột quỵ, còn lại là xuất huyết não.
Nhồi máu não lại được chia thành nhiều loại dựa vào vị trí vùng não bị thiếu máu, trong đó có vùng nhân bèo. Đây là vùng thuộc nhân xám trung ương, nằm ở dưới vỏ não và sâu trong não, dưới vùng chất trắng.
Đột quỵ nói chung, đột quỵ nhồi máu não nói riêng có thể gây ra rất nhiều di chứng nghiêm trọng như: Liệt nửa người, méo miệng, mù 1 bên mắt, mất trí nhớ… Còn vùng nhân bèo có chức năng điều tiết các vận động chú ý nên nhồi máu não nhân bèo thường gây rối loạn trương lực cơ và rối loạn vận động, khiến cho người bệnh dễ bị teo cơ, cứng khớp, yếu liệt nặng nửa người, khó đi lại… Từ đó, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như gia đình suy giảm nặng nề.
Xem thêm: 5 dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần và cách phòng ngừa hiệu quả
Điều trị nhồi máu não nhân bèo như thế nào?
Cũng giống như nhồi máu não ở các vị trí khác, nhồi máu não nhân bèo có một số triệu chứng điển hình là:
- Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay, chân và thường là ở một bên của cơ thể.
- Rối loạn thị giác ở một hoặc 2 bên mắt như: Tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi hoặc mù mắt.
- Lú lẫn, rối loạn nhận thức.
- Khó nói, không hiểu lời nói.
- Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.
- Đau đầu dữ dội.
Với mọi bệnh nhân đột quỵ, bao gồm cả người bị nhồi máu não nhân bèo, cấp cứu nhanh chóng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Người bị nhồi máu não nhân bèo thường được xử trí và điều trị theo hướng sau:
- Tiến hành hồi sức cấp cứu tích cực, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nhồi máu não.
- Dùng thuốc làm tan các ổ nhồi máu não. Đa số những loại thuốc này thuộc nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng theo đường uống, có tác dụng đánh tan cục máu đông, chống phù não, giảm đau đầu và co giật nếu có. Một số trường hợp đặc biệt sẽ được chỉ định dùng thuốc theo đường tiêm.
- Sau cấp cứu, cần tiến hành các bài tập vật lý trị liệu để giúp bệnh nhân phục hồi di chứng và ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Các di chứng của nhồi máu não nhân bèo thường là: Yếu liệt nửa người, run tay chân, co cứng cơ… rất khó khắc phục nên người mắc cần kiên trì luyện tập trong thời gian dài.
Trên đây là hướng điều trị chung cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nhân bèo. Dựa vào đó, các chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của chuyên gia để cải thiện bệnh một cách tích cực nhất.
Xem thêm: Phù não sau đột quỵ - Tình trạng nguy hiểm cần đặc biệt cảnh giác