Theo thống kê, đột quỵ não là nguyên nhân dẫn tới tử vong đứng thứ hai trên thế giới và là bệnh gây tàn phế hàng đầu hiện nay. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 2 lần sau tuổi 55 và một phần tư số ca đột quỵ gặp ở bệnh nhân hơn 65 tuổi.
Đột quỵ não xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngưng trệ. Hiện nay, đột quỵ não được chia thành hai loại chính là nhồi máu não (tắc mạch máu não) và chảy máu não (vỡ mạch máu). Trong đó, nhồi máu não chiếm tới 70-80% các trường hợp đột quỵ não, thường là do cục máu đông, xơ vữa động mạch hay bệnh lý tim mạch còn nguyên nhân gây chảy máu não là do tăng huyết áp, chấn thương dẫn tới phình vỡ động mạch não.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ não gồm có người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, mắc bệnh mạch vành, hút thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng thần kinh,… Trong đó, người cao tuổi (sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với bình thường. Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hiện (Trưởng Khoa Đột quỵ não, bệnh viện Quân y 103), plasmin là enzym duy nhất trong cơ thể có khả năng trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi huyết) cũng như làm tan cục máu đông. Khi tuổi càng cao thì hiệu suất sản xuất và chất lượng plasmin càng suy giảm, dẫn tới một lượng sợi huyết dư thừa lưu thông trong máu, dễ hình thành cục máu đông và nguy cơ bị nhồi máu não tăng lên. Ngoài ra, ở người cao tuổi, thành mạch bị xơ hóa, dễ bị tổn thương, kết hợp với những bệnh lý thường gặp khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu,… là điều kiện thuận lợi dẫn tới đột quỵ não.
Những dấu hiệu báo trước của đột quỵ não thường là đột ngột đau đầu dữ dội, giảm thị lực, nói khó, bị yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay, chân… Bệnh xảy ra nhanh và để lại hậu quả nặng nề nếu không được cấp cứu kịp thời như: hôn mê, liệt, thậm chí là tử vong.
Để phòng ngừa đột quỵ não, cũng như ngăn chặn bệnh tái phát, người cao tuổi cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, không ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột; nên ăn nhiều rau, củ, trái cây. Cai thuốc lá, rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh, thường xuyên tập thể dục, tránh béo phì...
- Điều trị các bệnh mắc kèm (nếu có): Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, cần kiểm soát huyết áp, giữ ở mức tối ưu không quá 120/80 mmHg. Nếu mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh cần xét nghiệm đường huyết định kỳ,…
Về điều trị, tùy theo thể đột quỵ não mà bác sĩ có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Các thuốc thường dùng là: thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc ổn định huyết áp,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nên cần bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Trước những khó khăn trong phòng ngừa và điều trị đột quỵ não, hiện nay, xu hướng dùng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, an toàn trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn, đặc biệt là sản phẩm đã được khẳng định qua các nghiên cứu khoa học lớn trên toàn quốc mà đi tiên phong cho xu hướng này là thực phẩm chức năng có chứa nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng. Với thành phần chính là nattokinase - một enzym được chiết xuất từ đậu tương có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và tiêu hủy cục máu đông mạnh gấp 4 lần plasmin, sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị, cải thiện di chứng sau đột quỵ và phòng ngừa tái phát.
Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện TƯ Quân đội 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân y 103,… đều cho kết quả tốt đối với bệnh nhân đột quỵ não. Trong đó, nghiên cứu tại bệnh viện TƯ Quân đội 108 do GS.TS Nguyễn Văn Thông thực hiện trên 64 bệnh nhân đột quỵ não, chia thành 2 nhóm: nhóm sử dụng sản phẩm và nhóm điều trị bằng aspirin. Kết quả cho thấy, sản phẩm có hiệu quả tương đương với aspirin, dự phòng tai biến: cải thiện, phục hồi khả năng nhận thức, vận động, tái hòa nhập xã hội của bệnh nhân.
Để phòng ngừa và điều trị đột quỵ não hiệu quả, bên cạnh duy trì sử dụng sản phẩm chứa nattokinase đã được nghiên cứu lâm sàng, người cao tuổi cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý (thường xuyên uống nước, ăn đủ chất,…), vận động vừa sức và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.