Phù não sau đột quỵ là tình trạng không quá phổ biến. Não bị phù nhẹ cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đột quỵ gây phù não ở mức độ nghiêm trọng, các phương pháp hồi sức tích cực và điều trị bằng thuốc cũng không thể cứu chữa, khiến bệnh nhân tử vong. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng phù não sau đột quỵ trong bài viết này!
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lên não đột ngột gián đoạn do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Lúc này, một phần não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất sẽ suy yếu rồi dần hoại tử, mất khả năng điều khiển các cơ quan khác.
Đột quỵ được chia thành 2 loại: Nhồi máu não và xuất huyết não. Cụ thể:
- Nhồi máu não: Tình trạng này xảy ra khi một vùng não không được cung cấp máu do cục máu đông xuất hiện và làm tắc động mạch. Lúc này, các tế bào não bị thiếu oxy sẽ dần hoại tử, chức năng cơ thể mà vùng não đó chi phối cũng ngừng hoạt động.
- Xuất huyết não: Xảy ra khi một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu tràn ra và gây tổn thương cho các mô não.
Xem thêm: Ghi nhớ: Cấp cứu đột quỵ NGAY LẬP TỨC khi thấy những triệu chứng này!
Phù não sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Phù não là tình trạng dịch não tủy tích tụ xung quanh tổ chức não, gây ra sự gia tăng áp lực nội sọ. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương, nhiễm khuẩn. Hầu hết các cơn đột quỵ nhỏ thường không gây phù não hoặc có phù não thì cũng không đáng kể. Tuy nhiên, một số trường hợp đột quỵ gây phù não nghiêm trọng.
Phù não có thể xảy ra ở những vị trí đặc biệt trong não hay toàn bộ não. Các triệu chứng của phù não thường xuất hiện đột ngột, bao gồm: Đau đầu, cổ; Buồn nôn hoặc nôn; Chóng mặt; Mất ý thức; Khó nói, khó di chuyển; Co giật; Mất thị lực... Các triệu chứng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phù não.
Vì não được bọc bởi hộp sọ, nên não bị phù sẽ dẫn đến sự gia tăng áp lực nội sọ (ICP), khiến cho vùng tổn thương não lan rộng hơn so với ban đầu, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Nếu áp lực nội sọ gia tăng không được kiểm soát, những mạch máu nuôi não bị chèn ép, máu không tới được các phần của não để cung cấp oxy, từ đó gây chết tế bào não và người bệnh có thể tử vong nhanh chóng.
Xem thêm: Ăn gì phòng ngừa đột quỵ tốt? – 10 thực phẩm “quý hơn vàng” mà bạn không thể bỏ qua!
Điều trị phù não sau đột quỵ như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng áp lực nội sọ cũng như loại đột quỵ mà các chuyên gia sẽ đưa ra phương án điều trị phù não thích hợp, bao gồm:
- Liệu pháp oxy: Cung cấp oxy cho bệnh nhân thông qua máy thở hoặc các phương tiện trợ thở khác để đảm bảo máu giàu oxy được đưa lên não.
- Sử dụng thuốc: Bệnh nhân cần được dùng thuốc giảm phù não hoặc làm tan huyết khối.
- Hạ thân nhiệt: Việc hạ nhiệt độ cơ thể giúp kiểm soát và giảm sưng não.
- Liệu pháp thẩm thấu: Liệu pháp thẩm thấu bao gồm sử dụng thuốc để kéo dịch khỏi não, giúp tăng lưu lượng máu đến não và giảm áp lực nội sọ.
- Phẫu thuật: Trong phần lớn các trường hợp, cách tốt nhất để làm giảm áp lực nội sọ để tránh tử vong là phải phẫu thuật mở nửa sọ để giảm áp lực nội sọ.
Xem thêm: Cách phòng ngừa đột quỵ thứ phát đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ