Bố em bị tai biến đã 1 năm rồi. Hiện tại bố em vẫn không thể đi lại bình thường, chủ yếu nằm trên giường bệnh và bắt đầu xuất hiện các vết thương lở loét do tì đè nhiều. Mặc dù gia đình đã vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Mong chuyên gia cho gia đình em lời khuyên để cải thiện tình trạng lở loét sau tai biến này.
Trả lời:

Chào bạn, cảm bạn đã gửi câu hỏi về cho đội ngũ chuyên gia chúng tôi.

Với người bệnh sau tai biến, nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dễ gây lở loét da do tì đè nhiều. Để xử lý tình trạng này, bạn cần đánh giá mức độ vết loét và tình trạng của người bệnh. 

  • Đầu tiên, bạn cần làm sạch vết thương và loại bỏ mô hoại tử nếu có. Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý cùng với gạc sạch. Nên tránh dùng các chất sát khuẩn độc tế bào như peroxit hydro và povidon-iod. Nếu có mô hoại từ, bạn tuyệt đối không được tự ý cắt bỏ ở nhà bằng các dụng cụ không chuyên dụng. Hãy đưa người nhà đến bệnh viện để nhận được sự giúp đỡ của các nhân viên y tế.
  • Ngay sau khi được rửa sạch, hãy dùng băng vải y tế băng bó vết thương. Điều sẽ giúp miệng vết thương mau khô, đồng thời tránh nhiễm trùng. Lưu ý, nên thay băng gạc hàng ngày.
  • Sử dụng thuốc uống (chống viêm, kháng sinh) theo chỉ định bác sĩ để chống nhiễm trùng.

cac-cap-do-cua-loet-do-ti-de.webp

Các cấp độ của loét do tì đè sau tai biến

Bên cạnh việc vệ sinh thường xuyên, gia đình bạn nên giúp đỡ bác vận động nhiều hơn, chịu khó lăn trở người nếu bác không thể cử động được. Ngoài ta bạn nên cho bác dùng thêm sản phẩm hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến có thành phần chính nattokinase. Bạn nên lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại viện TWQĐ 108, Viện Quân y 103… chứng minh hiệu quả trong việc phục hồi các di chứng: Liệt nửa người, méo miệng, nói ngọng… để có hiệu quả tối ưu.

Nếu còn băn khoăn về vấn đề tai biến - đột quỵ, bạn có thể để lại câu hỏi tại phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất.

Chúc bạn sức khỏe!