Đặt vấn đề

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh của hệ thần kinh trung ương. Trong đó nhồi máu não chiếm 75-80% tỷ lệ TBMMN. Y học hiện đại đã đạt được những tiến bộ lớn về dự phòng, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN. Y học cổ truyền ngoài những bài thuốc cổ phương, các bài thuốc có nguồn gốc tự nhiên gọi là thực phẩm chức năng hiện đang góp phần tích cực trong phòng và điều trị bệnh.

Nattospes (NTP) là một loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ một món ăn truyền thống của Nhật Bản tên là Natto mà thành phần chính của nó là Nattokinase - 1 loại enzyme có tác dụng làm tiêu fibrin, tan huyết khối, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị và hiệu quả phòng bệnh của Nattospes trên bệnh nhân nhồi máu não (NMN).

Đối tượng nghiên cứu: 75 bệnh nhân được chẩn đoán là NMN sau giai đoạn cấp tại bệnh viện Bạch Mai và chia làm 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu 40 BN, nhóm đối chứng 35 bệnh nhân.

Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu theo dõi dọc trong vòng 12 tháng.

Kết quả: Trên lâm sàng, Nattospes có tác dụng tương đương với Aspirin. Trên cận lâm sàng, nhóm sử dụng Nattospes có chỉ số APTT tăng, INR tăng, Fibrinogen giảm so với trước điều trị và giảm so với nhóm chứng ở mức có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Trong dự phòng tái phát, Nattospes có tác dụng tương đương với Aspirin. Sản phẩm có rất ít tác dụng phụ so với Aspirin khi dùng thuốc trong thời gian dài.

nghien-cuu-lam-sang1.jpg

KẾT QUẢ

1. Tiến triển của chỉ số Rankin

Bảng 1: So sánh tiến triển độ Rankin trước sau điều trị ở 2 nhóm

Độ Rankin

D0

D30

NC(%)

ĐC(%)

NC(%)

ĐC(%)

I

0

0

8(20%)

7(20%)

II

6(15%)

5(14.3%)

19(47.5%)

14(40%)

III

25(62.5%)

23(65.7%)

11(27.5%)

12(34.3%)

IV

9(22.5%)

7(20%)

2(5%)

2(5.07%)

P

< 0.05

Nhận xét:NhómNCsau điều trị số BN ở độ I,II là 67,5%, nhóm ĐC là 60%. So sánh trước và sau điều trị ở 2 nhóm đều thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

2. Tiến triển của chỉ số Barthel

Bảng 2: So sánh tiến triển chỉ số Barthel trước và sau điều trị

Chỉ số Barthel

D0

D30

NC(%)

ĐC(%)

NC(%)

ĐC(%)

I

0

0

7(17.5%)

7(20%)

II

5(12.5%)

5(14.3%)

18(45%)

15(42.8%)

III

26(65%)

24(68.6%)

13(32.5%)

11(31.4%)

IV

9(22.5%)

6(17.1%)

2(5%)

2(5.7%)

P

< 0.05

Nhận xét:NhómNCsau điều trị số BN chuyển lên độ I,II là 62,5% nhóm ĐC là 62,8%, so sánh trước và sau điều trị ở 2 nhóm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

3. Kết quả trên cận lâm sàng:

Bảng 3: So sánh kết quả cải thiện chỉ số APTT sau điều trị ở hai nhóm

Tỷ số APTT

NhómNC(n=40)

Nhóm ĐC (n=35)

P

n

%

n

%

Bình thường

26

65

32

91.4

< 0.05

Tăng

14

35

3

8.6

< 0.05

Tổng số

40

100

35

100

  

Nhận xét: Sau điều trị tỷ số APTT ở nhóm NC tăng hơn so với nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Bảng 4: Kết quả cải thiện INR sau điều trị ở 2 nhóm

INR

NhómNC(n=40)

Nhóm ĐC (n=35)

P

n

%

n

%

Bình thường

28

70

34

97.1

< 0.05

Tăng

12

30

1

2.9

< 0.05

Tổng số

40

100

35

100

 


Nhận xét: Sau điều trị INR ở nhóm nghiên cứu tăng hơn so với nhóm  ĐC có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Bảng 5: Kết quả cải thiện Fibrinogen sau điều trị ở 2 nhóm

Fibrinogen

NhómNC(n=40)

Nhóm ĐC (n=35)

P

n

%

n

%

Bình thường

28

70

34

97.1

< 0.05

Giảm

12

30

1

2.9

< 0.05

Tổng số

40

100

35

100

 

Nhận xét: Sau điều trị Fibrinogen ở nhóm NC giảm hơn với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0.05)

4. Hiệu quả phòng bệnh của Nattospes: Các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, tai biến mạch máu não tái phát, tiểu đường, ….) ở 2 nhóm tương đương nhau, trong đó tăng huyết áp chiếm nhiều nhất với 47,5% ở nhóm nghiên cứu, 45,7% ở nhóm đối chứng.

5. Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn của Nattospes trên lâm sàng:

Chỉ tiêu theo dõi

(kí hiệu)

NhómNC(n=40)

Nhóm ĐC (n=35)

n (%)

n (%)

Đau đầu chóng mặt (I)

0 (0)

1 (2.86)

Rối loạn tiêu hóa (II)

1 (2.5)

0 (0)

Bầm tím, XH dưới da (III)

1 (2.5)

2 (5.71)

Phát ban, mẩn ngứa (IV)

0 (0)

0 (0)

Hội chứng dạ dày (V)

0 (0)

2 (5.71)

Xuất huyết tiêu hóa (VI)

0 (0)

1 (2.86)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thời gian theo dõi 1 năm thì ở nhóm NC số BN bị tác dụng phụ ít hơn nhóm chứng.

nghien-cuu-bach-mai.jpg

Kết quả nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của Nattospes trong hỗ trợ điều trị tai biến nhồi máu não tại viện Bạch Mai được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành

KẾT LUẬN

1. Tác dụng của Nattospes trong hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Trên lâm sàng: tương đương nhóm dùng Aspirin

Trên cận lâm sàng:

Chỉ số đông máu APTT tăng 30.6% và INR tăng 25% so với trước điều trị và cũng tăng hơn so với nhóm chứng ở mức có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

Fibrinogen giảm 22.9% so với trước điều trị và giảm hơn so với nhóm chứng ở mức có ý nghĩa thống kê (p < 0.05).

2. Hiệu quả dự phòng của Nattospes: Có hiệu quả dự phòng tương đương như Aspirin.

3. Tác dụng không mong muốn của Nattospes: Có rất ít tác dụng phụ so với Aspirin khi dùng trong thời gian dài.

Trích dẫn: “Tạp chí Y học thực hành”; trang 51 – 53, số 8 năm 2009.