Mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Các biến chứng phổ biến của bệnh mạch vành là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Những biến chứng thường gặp của bệnh mạch vành
Để trả lời cho câu hỏi bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Thì trước tiên bạn cần phải hiểu về các biến chứng của bệnh mạch vành. Bệnh mạch vành gây ra cho người bệnh rất nhiều biến chứng nguy hiểm trên mạch máu, tim mạch, thậm chí là đột quỵ và tử vong.
Nhồi máu cơ tim - biến chứng đáng sợ nhất của bệnh mạch vành
Nhồi máu cơ tim là biến chứng đáng sợ và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Nó có thể tước đoạt đi mạng sống của bệnh nhân trong chỉ vài phút. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi các mảng xơ vữa trên mạch vành bị nứt hoặc vỡ ra thu hút các tế bào máu bao gồm cả tiểu cầu và hồng cầu đến tập trung lại tại điểm vỡ và hình thành cục máu đông.
Các cục máu đông này trôi trong lòng mạch theo dòng máu đến khi đủ to hoặc khi gặp các mạch máu nhỏ sẽ đột ngột bít tắc lòng mạch. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về tim mạch như sốc tim, rách cơ tim, vách tim,... thậm chí là đột tử ngay lập tức.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng đáng sợ nhất của bệnh mạch vành
Rối loạn nhịp tim - biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành
Loạn nhịp nhĩ cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành mà người bệnh cần lưu ý. Ở người bình thường, nhịp tim khi nghỉ ngơi sẽ được duy trì ở mức 60 - 90 nhịp/phút nhờ hoạt động của hệ thống điện tim. Nhưng khi bị mạch vành, cơ tim của người bệnh thiếu oxy nghiêm trọng làm cho hệ thống này bị rối loạn dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Biến chứng rối loạn nhịp tim ở mỗi người bệnh sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau. Có những bệnh nhân nhịp tim đập nhẹ và chậm chỉ khoảng 40 - 50 nhịp/phút. Có những bệnh nhân lại có nhịp tim đập nhanh lên tới hơn 300 nhịp/phút gọi là rung thất. Khi gặp biến chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm này nếu người bệnh không được sử dụng các thiết bị khử rung để đưa nhịp tim về bình thường thì có thể rơi vào hôn mê và tử vong trong vòng vài phút.
Suy tim - biến chứng của bệnh mạch vành cấp
Bệnh mạch vành đặc trưng bởi tình trạng các mạch máu đưa máu đến tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do các mảng xơ vữa. Tình trạng này khiến lưu lượng máu đến tim bị giảm đi đáng kể. Lượng oxy và dinh dưỡng đến nuôi cơ tim cũng vì thế mà giảm đi. Lâu dần, cơ tim bị thiếu dinh dưỡng kéo dài sẽ ngày càng yếu, khả năng co bóp tống đẩy máu yếu hơn và dẫn đến biến chứng suy tim.
Suy tim dù không nguy hiểm đến tính mạng tức thời như nhồi máu cơ tim nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì trái tim không có đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường nên lượng máu từ tim được đưa đến các cơ quan cũng giảm. Từ đó gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, ho,...
Suy tim là biến chứng của bệnh mạch vành cấp
Vỡ tim - biến chứng của bệnh mạch vành
Vỡ tim là biến chứng không phổ biến trong bệnh mạch vành nhưng một khi đã xuất hiện, tỷ lệ tử vong là rất cao. Vỡ tim là tình trạng vỡ vách liên thất - vách ngăn cách giữa tâm thất trái và tâm thất phải của tim, đặc trưng bởi tình trạng thay đổi nhịp tim đột ngột kèm theo hạ huyết áp.
Vỡ tim cũng có thể là trạng thái vỡ thành tự do, trạng thái này được đặc trưng bởi sự mất huyết áp đột ngột nhưng vẫn có nhịp tim và thường kèm theo các dấu hiệu chèn ép tim. Vỡ tim kiểu vỡ thành tự do này thường gặp ở phụ nữ và tỷ lệ phẫu thuật thành công là rất thấp.
Như vậy, thông qua các biến chứng mà mạch vành có thể gây ra cho người mắc, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Mạch vành thật sự nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng.
Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh mạch vành
Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, xây dựng một lối sống lành mạnh là yếu tố kiên quyết để có thể phòng ngừa bệnh mạch vành:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Trái cây đặc biệt là các loại quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau xanh đậm, các loại cá tốt nhất là cá bé như cá ngừ, cá hồi, cá thu,...
- Các loại thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu như gừng, tỏi, hành tây,... cũng cần được thêm vào thực đơn.
- Cắt giảm các loại mỡ xấu có trong da, mỡ, nội tạng động vật thay thế bằng các loại dầu thực vật giàu omega 3.
- Ăn nhạt, hạn chế muối và đường
- Bỏ các loại chất kích thích, không uống rượu, bia, hút thuốc lá,...
- Luyện tập thể dục thể thao theo tình trạng sức khỏe và phù hợp với thể chất của bản thân.
- Học tập, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng, stress
Xây dựng một lối sống lành mạnh để phòng bệnh mạch vành
Điều trị tốt các bệnh lý là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành
Việc điều trị tốt các bệnh lý là việc làm cần thiết và quan trọng để phòng chống bệnh mạch vành. Đặc biệt là các bệnh nhân đang mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.
- Kiểm soát và theo dõi lượng đường trong máu đối với bệnh nhân đái tháo đường.
- Với bệnh nhân cao huyết áp cần đo huyết áp hàng ngày và sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ để duy trì mức huyết áp ổn định.
- Đặc biệt đối với bệnh nhân béo phì, cần thiết lập chế độ ăn uống và tập luyện để kiểm soát cân nặng.
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ trợ để phòng ngừa bệnh mạch vành
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát bệnh lý bạn có thể phòng ngừa bệnh mạch vành bằng việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh mạch vành. Một trong số đó là các sản phẩm chứa enzyme nattokinase. Được đánh giá là sản phẩm thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính nên nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn và mang lại hiệu quả rất tốt. Sản phẩm chứa thành phần Nattokinase được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào sử dụng và chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xơ vữa mạch máu, bệnh mạch vành.
Nattokinase là enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men (Natto - món ăn truyền thống của người Nhật Bản). Đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm xơ vữa, hạn chế các biến chứng của bệnh mạch vành hiệu quả.
Ngoài ra, nattokinase còn được biết đến với công dụng phòng ngừa, làm tan cục máu đông và giảm lượng cholesterol xấu, nhờ đó phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ não do bệnh mạch vành gây ra. Tại Việt Nam, có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần nattokinase nhưng bạn nên lựa chọn sản phẩm có mặt 15 năm trên thị trường và đã được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 103…. để có hiệu quả tốt nhất.
Nattokinase đã được chứng minh giúp phòng bệnh mạch vành
Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi “ Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?” và biết cách để phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả. Nếu bạn muốn đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bệnh mạch vành vui lòng để lại bình luân bên dưới các chuyên gia sẽ trả lời bạn sớm.
Lan Khuê