“Người bị rối loạn tuần hoàn não lấy thuốc gì để uống?” hay “Người bị rối loạn tuần hoàn não uống thuốc gì?” là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, nattospes.co sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về bệnh rối loạn tuần hoàn não cũng như những loại thuốc điều trị phổ biến. Đừng bỏ lỡ!

Rối loạn tuần hoàn não là gì?

Rối loạn tuần hoàn não (hay còn gọi thiểu năng tuần hoàn não) là tình trạng não bị thiếu oxy do lưu lượng máu lên não giảm sút. Tình trạng này thường xảy ra khi có cục máu đông làm tắc mạch hoặc các mảng xơ vữa khiến thành mạch máu dày lên, lòng mạch bị thu hẹp. Lúc này, các tế bào não không có đủ lượng máu cần thiết để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất nên sẽ bị tổn thương, chức năng não sai lệch hoặc ngưng trệ, có thể biến chứng đột quỵ rất nguy hiểm.

Rối loạn tuần hoàn não có 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Người bị rối loạn tuần hoàn não cấp tính thường có các biểu hiện như: Đau đầu, chóng mặt, tê bì tay chân,... Đối với người bị rối loạn tuần hoàn não ở dạng mạn tính, ngoài những triệu chứng trên thì họ còn gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm lý với những biểu hiện như: Khó ngủ, mất ngủ kéo dài, người bồn chồn, dễ cáu giận, lú lẫn, mất tập trung,… Về vấn đề này, nhiều người thắc mắc rằng: Tình trạng rối loạn tuần hoàn não gây đau đầu, tê mỏi chân tay có phải là dấu hiệu của đột quỵ không?

Xem thêm: Tầm soát đột quỵ định kỳ để phòng ngừa chứng bệnh khiến hơn 100.000 người Việt tử vong mỗi năm

Người bị rối loạn tuần hoàn não lấy thuốc gì để uống?

Những triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sự an nguy của người bệnh nhưng chúng rất dai dẳng và khó chịu. Người mắc bệnh này có thể áp dụng các liệu pháp truyền thống như: Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… giúp làm giãn mạch máu hoặc phẫu thuật loại bỏ dị dạng động - tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp điều trị phổ biến nhất vẫn là dùng thuốc. Vậy, người bị rối loạn tuần hoàn não lấy thuốc gì để uống??

Theo các chuyên gia, có 4 nhóm thuốc thường được dùng cho người bị rối loạn tuần hoàn não, cụ thể là: 

- Thuốc giảm đau đầu: Như trên đã chỉ ra, đau đầu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rối loạn tuần hoàn não. Chính vì vậy, người mắc bệnh này thường phải dùng các loại thuốc giảm đau.

- Thuốc tiêu huyết khối: Nhóm thuốc này có công dụng làm tan cục máu đông – tác nhân gây tắc mạch, cản trở máu đưa oxy lên não. 

- Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Mỗi loại thuốc trong nhóm này tác động lên từng cơ chế khác nhau, chẳng hạn như: Thuốc làm giãn mạch máu não, thuốc tăng cường cung cấp oxy cho não, cải thiện lưu thông máu,…

- Thuốc hạ huyết áp: Nhóm thuốc này giúp phục hồi lưu lượng máu lên não, hạn chế tình trạng thiếu oxy trong não và ngăn ngừa biến chứng. 

Xem thêm: Muốn nhanh chóng phục hồi chức năng sau đột quỵ, chỉ cần làm điều này 3 lần mỗi tuần

Lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não

Về cơ bản, việc dùng thuốc tây bao giờ cũng có 2 mặt lợi và hại. Với các loại thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não nêu trên, chúng có ưu điểm là cải thiện nhanh các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, mất tập trung,… Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ mà bạn cần cân nhắc, cụ thể:

- Thuốc giảm đau đầu: Các loại thuốc giảm đau đầu nếu dùng quá liều hoặc kéo dài có thể gây ra những triệu chứng như: Phát ban, khó thở, sưng phù mặt hoặc họng, buồn nôn, đau dạ dày, ăn không ngon miệng, vàng da,… Bên cạnh đó, paracetamol – loại thuốc giảm đau điển hình, cũng tương tác với rượu và nhiều loại thuốc khác, có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.

- Thuốc tiêu huyết khối: Tác dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc này là làm tăng nguy cơ chảy máu, nhất là ở những vết thương hở. Bên cạnh đó, các triệu chứng như: Sốt, hạ huyết áp, loạn nhịp tim,… cũng có thể xảy ra. Nghiêm trọng hơn, thuốc tiêu huyết khối nếu dùng quá liều có thể gây xuất huyết nội tạng nặng ở đường tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu,… 

- Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Có thể khiến người bệnh thường xuyên buồn ngủ hoặc bị xuất huyết dưới da, rối loạn đường tiêu hóa, đau dạ dày, mất thăng bằng, khô miệng, đổ mồ hôi và các phản ứng dị ứng. 

- Thuốc hạ huyết áp: Nhóm thuốc này có thể làm suy giảm chức năng gan, thận, mật, dạ dày và gây ho khan kéo dài.

Xem thêm: Đột quỵ tiểu não là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?