Đối tượng mắc bệnh
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kì một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở người mắc một bệnh lý tim mạch nào đó nhất là người cao tuổi bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hay những người mắc bệnh van tim. Ít phổ biến hơn, rung nhĩ ở người mắc bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, cường chức năng tuyến giáp hoặc một số bệnh tim bẩm sinh.
Triệu chứng
Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh tự cảm thấy tim mình đập nhanh và không đều, đó là biểu hiện đánh trống ngực. Nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và khó thở, thậm chí ngất xỉu trong một vài trường hợp.
Chẩn đoán
Nhịp tim nhanh và không đều được xác định bằng bắt mạch, nghe tim hoặc ghi điện tâm đồ. Do rung nhĩ có thể chỉ thoáng qua nên đôi khi không còn triệu chứng khi người bệnh đi gặp thầy thuốc. Trong trường hợp này, có thể sử dụng phương pháp theo dõi điện tâm đồ liên tục trong 24 - 48 giờ (phương pháp Helter). Tất nhiên, phương pháp này cũng sẽ bỏ sót chẩn đoán nếu rung nhĩ không xuất hiện trong thời gian theo dõi.
Điều trị
Trong phần lớn các trường hợp rung nhĩ, digitalis và/ hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm giúp làm tăng hiệu quả co bóp của tâm thất do làm chậm nhịp tim và có thể phục hồi được nhịp tim bình thường. Các thuốc khác như quinidin sulfat hoặc procainamid có thể được sử dụng thay thế nếu hai thuốc trên không hiệu quả. Một vài trường hợp rung nhĩ dai dẳng được điều trị bằng shock điện – người ta dùng một dòng điện phóng vào tim khi người bệnh được giảm đau hoặc gây mê để chuyển nhịp. Khi nhịp tim đã trở về bình thường, cần tiếp tục dùng thuốc duy trì để phòng ngừa rung nhĩ tái phát, nhất là khi bệnh nền là một bệnh mạn tính không thể điều trị triệt để được. Thuốc chống đông thường được sử dụng để giảm thấp nguy cơ hình thành huyết khối. Điều trị tình trạng cường chức năng tuyến giáp cũng là phương pháp phòng ngừa rung nhĩ tái phát.
Biến chứng
Rung nhĩ luôn song hành với nguy cơ hình thành huyết khối, một biến chứng nguy hiểm có thể gây ra nhiều bệnh cảnh khác như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,.., do vậy người bệnh cần được điều trị bằng thuốc chống đông hoặc aspirin lâu dài. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc này lâu dài gây nhiều tác dụng không mong muốn. Để giải quyết tình trạng này, các nhà khoa học đã tìm ra một enzym trong tự nhiên có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và làm tan cục máu đông hiệu quả, đó là enzym Nattokinase. Ở Việt Nam, enzym được tinh chế và sản xuất dưới dạng viên nang Nattospes, đảm bảo tác dụng của enzym, thích hợp sử dụng lâu dài để phòng ngừa và làm tan huyết khối. Ngoài ra rung nhĩ làm giảm chức năng tim nên có thể làm nặng thêm bệnh tim thực tổn hay suy tim.
Dự phòng
Các phương pháp dự phòng bệnh van tim và bệnh mạch vành đều giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ. Dự phòng rung nhĩ nhiều khi không hề đơn giản nhưng một số yếu tố thuận lợi gây khởi phát rung nhĩ thì có thể kiểm soát được. Những yếu tố này bao gồm thuốc lá, cà phê và rượu. Dùng thuốc có lẽ là cách duy nhất để dự phòng rung nhĩ một khi nó đã xuất hiện. Bệnh nhân rung nhĩ cần được thầy thuốc theo dõi để có thể có được một chế độ điều trị hiệu quả và phù hợp.