Bệnh mạch vành là dạng bệnh tim mạch phổ biến ở người lớn gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Hiểu rõ về mạch vành và có biện pháp phòng ngừa sẽ giảm thiểu tình trạng mắc bệnh hiện nay.

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng các mạch máu chính cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa, khiến lưu lượng máu đến tim ít đi. Lưu lượng máu và oxy đến tim giảm sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim.

benh-mach-vanh-do-su-tich-tu-mang-bam-trong-long-dong-mach.webp

Bệnh mạch vành hình thành do sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch

Bệnh mạch vành còn có nhiều tên gọi khác như bệnh động mạch vành, suy mạch vành,... Bệnh động mạch vành có 2 thể là hội chứng động mạch vành cấp và bệnh động mạch vành mạn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành

Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành thường gặp nhất là các cơn đau thắt ngực hoặc khó thở khi gắng sức.

Người bệnh sẽ có cảm giác nặng, nghẹn, thắt, bóp nghẹt ở trong lồng ngực, thường bên ngực trái hoặc sau xương ức. Tình trạng này xảy ra khi bạn gắng sức, bị stress căng thẳng, cơn đau kéo dài từ 3-5 phút. Cơn đau thường lan lên cổ, hàm, hai bả vai, cánh tay hoặc lưng.

Nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút, xảy ra lúc nghỉ thì có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim cấp, cần phải đến bệnh viện ngay để được điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như:

  • Khó thở
  • Hụt hơi
  • Chóng mặt
  • Hồi hồi, tim đập nhanh
  • Dễ bị ngất

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành, có thể do yếu tố nguy cơ chủ quan và khách quan tác động, cụ thể:.

  • Tuổi tác: Người có tuổi càng cao thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là đối tượng 50 tuổi trở lên.
  • Giới tính: Nam giới là đối tượng có nguy cơ cao hơn nữ giới trong các bệnh lý về tim mạch.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có bố mẹ, ông bà hay anh chị em mắc bệnh về tim mạch, đột quỵ thì bạn sẽ dễ bị mắc bệnh mạch vành hơn người bình thường.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác dẫn tới người bệnh dễ bị động mạch vành như:

  • Do cao huyết áp
  • Người hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia
  • Lượng mỡ trong máu cao
  • Bị béo phì, thừa cân
  • Ít vận động
  • Bị stress thường xuyên
  • Người bị mắc các bệnh nội khoa như suy thận, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, rối loạn lipid máu,…

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Bệnh mạch vành vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Suy tim, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, đột tử,…Vì thế khi có triệu chứng bệnh, bạn nên đi khám ngay để được tư vấn và có phác đồ chữa bệnh phù hợp nhằm giảm thiểu dấu hiệu bệnh.

Suy tim

Biến chứng suy tim xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong một thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim. Các triệu chứng đi kèm suy tim thường là ho khan, mệt mỏi, khó thở.

bien-chung-nguy-hiem-khi-bi-mach-vanh-la-suy-tim.webp

Biến chứng nguy hiểm khi bị mạch vành là suy tim

Rối loạn nhịp tim

Bị mạch vành sẽ gây ra các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Đau thắt ngực

Bệnh mạch vành sẽ gây ra các cơn đau thắt ngực cho người bệnh. Có thể là cơn đau ổn định hoặc không ổn định.

+ Cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nhất định.

+ Cơn đau thắt ngực không ổn định sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả lúc nghỉ ngơi hay gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Lúc đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không kịp thời điều trị.

dau-that-nguc-bien-chung-nguy-hiem-khi-bi-dong-mach-vanh.webp

Đau thắt ngực - biến chứng nguy hiểm khi bị động mạch vành

Đột tử

Động mạch vành là động mạch có chức năng nuôi cơ tim, giúp tim hoạt động bình thường. Tuy nhiên, sự bất thường ở lỗ xuất phát động mạch vành sẽ dễ gây ra biến chứng nặng nề như đột tử mà không có triệu chứng gì trước đó. Nhưng trong hầu hết các trường hợp đột tử đều có liên quan đến gắng sức như: Sau khi chơi thể thao, lao động nặng...

Cách điều trị bệnh mạch vành

Khi bạn có các cơn đau thắt ngực xuất hiện hay triệu chứng bệnh mạch vành thì hãy nghỉ ngơi ngay lập tức, dừng toàn bộ những hoạt động gắng sức, vận động mạnh. Sau đó hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị bệnh mạch vành, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe của bạn mà sẽ áp dụng phác đồ chữa trị riêng. Có thể dùng thuốc hay phẫu thuật để điều trị bệnh mạch vành nhanh chóng và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh sẽ là cách tốt nhất giúp hỗ trợ điều trị và giảm những biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành gây ra. Các biện pháp thay đổi lối sống bao gồm:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn đồ mặn, chất béo, nên ăn nhiều rau củ quả.
  • Tập thể dục - thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Không hút thuốc lá và tránh cả việc hít khói thuốc từ người khác.
  • Nhận biết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
  • Xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress, thực hiện chế độ làm việc điều độ, sinh hoạt hợp lý.

xay-dung-loi-song-tich-cuc-va-vui-ve-dieu-tri-benh-mach-van-hieu-qua.webp

Xây dựng lối sống tích cực và vui vẻ để điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc nhằm hạn chế và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, đồng thời cải thiện lượng máu đến tim.

Một số loại thuốc dùng chữa trị bệnh mạch vành gồm:

- Thuốc giãn mạch vành có tác dụng làm giảm các cơn đau ngực, tăng cường máu đến tim. Thuốc được sử dụng khi có cơn đau hoặc trước khi gắng sức, vận động. Một số loại thuốc giãn mạch vành phổ biến như: Nitroglycerin, nitromint, risordan.

- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu có tác dụng ngăn ngừa hình thành huyết khối trong lòng động mạch vành, giảm xơ vữa mạch máu. Một số loại thuốc như Aspirin, plavix, ticlid... được sử dụng thường xuyên cho người bệnh mạch vành không bị xuất huyết tiêu hóa hoặc loét dạ dày tá tràng.

- Thuốc chẹn beta giao cảm có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm nhu cầu oxy của cơ tim, hạ huyết áp. Thuốc còn được dùng để làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Một số loại thuốc phổ biến gồm: Atenolol, bisoprolol, metoprolol.

 

Các loại thuốc chữa bệnh mạch vành nhanh chóng, hiệu quả tốt cho người bệnh 

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cũng được coi là một trong những phương pháp chữa bệnh mạch vành hiệu quả nhất hiện nay. Có 2 phương pháp chính là nong mạch vành và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu mạch vành.

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm riêng và bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp cụ thể đối với từng người bệnh.

  • Nong mạch vành và đặt stent: Áp dụng với trường hợp mạch vành hẹp trên 70% qua hình ảnh phim chụp mạch vành. Phương pháp này sẽ đảm bảo sức khỏe và tránh biến chứng đột ngột sau này cho người bệnh.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Áp dụng trong trường hợp bệnh mạch vành nặng. Động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạch sẽ được bác sĩ ghép với động mạch bị chặn. Phẫu thuật này sẽ giúp tạo con đường mới cho máu chảy đến cơ tim đều đặn. 

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả

Có rất nhiều cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả để mang lại cho bạn một sức khỏe tốt hơn. Cụ thể:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau quả, cá, ít cholesterol và mỡ bão hòa. 
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
  • Hạn chế ăn muối.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, uống bia rượu và chất kích thích.
  • Hạn chế áp lực, mệt mỏi, stress cho cơ thể.
  •  
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt hay nội tạng động vật.
  • Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ với người bị bệnh mạch vành.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc bệnh lý xơ vữa động mạch. Đặc biệt, sản phẩm thiên nhiên với thành phần chính là enzyme nattokinase được giới chuyên gia nhắc đến nhiều trong những năm gần đây với tác dụng ngăn ngừa hội chứng xơ vữa động mạch và giảm những biến chứng của bệnh lý này.

nattokinase-ho-tro-dieu-tri-benh-mach-vanh-hieu-qua-va-an-toan-hien-nay.webp

Nattokinase hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả và an toàn hiện nay

Nattokinase là loại enzyme chiết xuất từ đậu tương - món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Loại enzyme này được biết đến có khả năng tiêu hủy sợi fibrin, đồng thời tăng cường sản sinh enzyme nội sinh trong cơ thể.

Nattokinase còn được chứng minh có tác dụng làm giảm huyết áp, chống xơ vữa động mạch hiệu quả. Chính vì vậy, sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần nattokinase là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mạch vành

Chế độ dinh dưỡng được xem là liệu pháp hỗ trợ để giúp người bệnh mạch vành giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa được sự phát triển các mảng bám cholesterol. Theo các chuyên gia, thực phẩm tốt cho người bệnh mạch vành cần đảm bảo dinh dưỡng, không chứa nhiều chất béo có hại.

- Thực phẩm chống oxy hóa, giảm viêm

Một số loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa và giảm viêm hiệu quả cho người bệnh mạch vành gồm:

  • Các loại rau củ có màu xanh, đỏ, vàng đậm như súp lơ, cà chua, cam, dưa hấu.
  • Bổ sung nhiều các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó…
  • Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Gạo lứt, bột yến mạch…
  • Các loại dầu thực vật: Dầu lạc, dầu ô liu...
  • Bổ sung nhiều omega-3 có trong các loại cá thu, cá hồi, cá mòi.

- Thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu

Các loại trái cây như: Nho, việt quất, dâu tây, gừng, tỏi, hành tây đều có chứa nhiều salicylate - chất ngăn ngừa hình thành cục máu đông và thúc đẩy quá trình máu lưu thông, hạn chế bệnh mạch vành.

- Thực phẩm giảm cholesterol

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan sẽ giúp giảm hấp thụ cholesterol tại ruột và thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol ra khỏi máu.

Một số thực phẩm giúp giảm cholesterol gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen…
  • Các loại rau xanh như: Mồng tơi, rau đay, rau cải,..
  • Ăn nhiều các loại họ đậu như đậu Hà Lan, đậu đỏ….
  • Bổ sung nhiều các loại trái cây như: Ổi, cam, đu đủ,...

Đặc biệt, người mắc bệnh mạch vành nên ưu tiên ăn các món hấp, luộc, trộn thay vì những món chiên, xào. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế dùng bơ, muối, sốt mayonnaise trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh mạch vành nguy hiểm mà bạn cần nắm được. Nếu bạn muốn biết thêm về cách điều trị, biện pháp phòng ngừa hay bất kỳ thông tin liên quan đến bệnh lý này, vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lan Khuê

 Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease#:~:text=Coronary%20artery%20disease%20is%20the,discomfort%20and%20shortness%20of%20breath.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613

https://www.cdc.gov/heartdisease/coronary_ad.htm