Thiếu máu não nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tai biến, đột quỵ,... Vì thế ngoài nhận biết qua triệu chứng thì nên làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời về các xét nghiệm thiếu máu não cần phải làm.

Tổng hợp các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu não do nguyên nhân nào thì việc thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng là cần thiết. Dưới đây là những xét nghiệm được chỉ định giúp chẩn đoán thiếu máu não chính xác.

Chụp CT scan sọ não

Phương pháp chụp CT scan sọ não sẽ sử dụng tia X quét qua vùng đầu và mặt để phát hiện những bất thường bên trong có thể gây ra thiếu máu não. Xét nghiệm chụp CT này được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân với các trường hợp có triệu chứng đau đầu điển hình.

Chup-CT--xet-nghiem-can-lam-de-biet-thieu-mau-nao.jpg

Chụp CT - xét nghiệm cần làm để biết thiếu máu não

Siêu âm Doppler xuyên sọ

Siêu âm Doppler xuyên sọ là sử dụng sóng âm thanh với tần số cao để đo lưu lượng và xác định dòng chảy của máu trong mạch máu ở cơ thể. Dựa vào đó bác sĩ sẽ đánh giá được những vấn đề bất thường trong não như: Yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu não, tắc nghẽn động mạch, thoái hóa. Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, dễ dàng thực hiện và người bệnh vẫn giữ được tinh thần tỉnh táo sau quá trình xét nghiệm.

Chụp cộng hưởng từ mạch máu não

Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRI não) là một trong những phương pháp tiên tiến và an toàn nhất hiện nay.  Hình ảnh mạch máu được chụp lại và tái tạo trên không gian 3 chiều bằng phần mềm máy tính mô phỏng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được vấn đề gây thiếu máu não.

Chup-cong-huong-tu-MRI-giup-chan-doan-tinh-trang-thieu-mau-nao-hieu-qua.jpg

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu não hiệu quả

Đo lưu huyết não

Làm xét nghiệm đo lưu huyết não sẽ giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, thực hiện nhanh, không gây hại cho người bệnh. 

Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định tốc độ và cường độ của dòng máu lên não, phản ánh tình trạng thay đổi chức năng tuần hoàn não. 

Do-luu-huyet-nao-de-biet-co-bi-thieu-mau-nao-hay-khong.jpg

Đo lưu huyết não để biết có bị thiếu máu não hay không

Chụp mạch số hóa xóa nền DSA

Chụp mạch số hóa xóa nền DSA cũng là xét nghiệm cần phải làm để kiểm tra thiếu máu não ở người bệnh. Các mạch máu sẽ được chụp bằng tia X để phát hiện những bất thường, tổn thương do thiếu máu não gây ra..

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh thiếu máu não hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh thiếu máu não hiệu quả người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để kiểm soát bệnh tốt hơn.

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Người bị thiếu máu não nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo mọi hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là bộ não.

+ Thực phẩm nhiều sắt giúp tạo máu, tăng chất lượng máu nuôi não và cơ thể có nhiều trong: thịt, cá, các sản phẩm đậu nành, trứng, bông cải xanh, các loại hạt,...

+ Thực phẩm nhiều Omega - 3: Cá hồi, cá tuyết, cá trích giúp tăng cường hoạt động tim mạch, não bộ.

Bo-sung-day-du-chat-dinh-duong-cho-co-the-de-ngan-ngua-thieu-mau-nao.jpg

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để ngăn ngừa thiếu máu não

+ Thực phẩm giàu Nitrat: có trong cải bó xôi, rau diếp.

+ Thực phẩm chứa Polyphenols: có nhiều trong trà, đậu, cacao, các loại hạt.

Cùng với đó là nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ động vật, thức ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có cồn,…

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và tim. Từ đó sẽ giúp máu lưu thông đến não tốt hơn. Bạn có thể tập yoga, đạp xe, đi bộ, khiêu vũ để giúp máu lưu thông tốt hơn.

  • Hạn chế căng thẳng, stress

Bạn nên hạn chế tình trạng stress, căng thẳng, lo âu dẫn đến tâm lý không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tim và não bộ. Vì thế để phòng ngừa thiếu máu não người bệnh nên có tâm lý thoải mái, thư giãn, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc.

  • Đi khám sức khỏe định kỳ

Thường xuyên đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý để tránh biến chứng nguy hiểm do thiếu máu lên não gây ra.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần nattokinase để tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả. Nattokinase - loại enzyme hoạt huyết có trong natto (tức đậu nành lên men) của người Nhật Bản hiện nay đang rất được ưa chuộng.

Nattokinase-duoc-chung-minh-ho-tro-ngan-ngua-thieu-mau-nao-hieu-qua.png

Nattokinase được chứng minh hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu não hiệu quả

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản, nattokinase được chứng minh có tác dụng chống các cục máu đông và hạn chế thiếu máu não hiệu quả. Bên cạnh đó, nattokinase còn được biết đến với tác dụng phòng ngừa, giảm huyết khối, hạ mỡ máu và cải thiện trí nhớ tốt. Sản phẩm chứa nattokinase đã được nhiều người dùng sử dụng và có hiệu quả nhất định trong quá trình ngăn ngừa bệnh thiếu máu não. 

Hy vọng với những chia sẻ về làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não ở trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết cho mình. Bệnh thiếu máu não không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và phòng ngừa bệnh kịp thời. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, để lại bình luận ở bên dưới chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn nhanh nhất. 

Nguồn tham khảo: 

https://weillcornellbrainandspine.org/condition/cerebral-ischemia/diagnosing-cerebral-ischemia#

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/01.STR.0000127040.95336.0b

https://www.neurosurgery.columbia.edu/patient-care/conditions/cerebral-ischemia