Nằm lòng các cách hạ huyết áp an toàn và nhanh chóng để tránh các biến chứng như tai biến mạch máu não, đau tim, suy tim, suy thận xảy ra. Tham khảo ngay bài viết sau để tìm được cho mình phương pháp giảm huyết áp phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất cho bản thân.
Sử dụng thuốc tây y để hạ huyết áp
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tây y được sử dụng để hạ huyết áp nhanh chóng, đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt và được nhiều chuyên gia chia sẻ có thể sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Thuốc lợi tiểu: Loại thuốc này sẽ làm tăng quá trình đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể nhanh chóng, từ đó sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả. Bao gồm một số loại thuốc sau: Hydrochlothiazide, chlorothiazide, torsemide, furosemide, bumetanide, amiloride, spironolactone.
+ Thuốc chẹn alpha: Với tác dụng làm giảm các xung thần kinh giúp mạch máu thắt chặt để hạn chế bị huyết áp cao. Bao gồm một số loại thuốc sau: Doxazosin mesylate (cardura), prazosin hydrochloride (minipress), terazosin hydrochloride (hytrin).
Sử dụng thuốc để hạ huyết áp nhanh chóng, hiệu quả cao
+ Thuốc chẹn beta: Công dụng chủ yếu là giúp tim đập chậm hơn để hạn chế huyết áp cao đột ngột. Bao gồm một số loại thuốc như: Acebutolol (sectral), atenolol (tenormin), metoprolol (lopressor), bisoprolol (concor), nadolol (corgard).
+ Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB) và thuốc ức chế men chuyển đổi (ACE): Với tác dụng làm giãn mạch máu hạn chế tình trạng huyết áp cao.
+ Thuốc ức chế hệ thần kinh: Với công dụng là kiểm soát các xung thần kinh từ não, giúp các mạch máu được thư giãn làm giảm huyết áp nhanh chóng. Một số loại thuốc như: Diazepam (Valium), alprazolam (Xanax) và clonazepam (Klonopin).
+ Thuốc trực tiếp làm giãn mạch máu bao gồm: Nifedipin, amlodipin, amlodipin, captopril, lisinopril, enalapril. Với tác dụng chính là giúp máu lưu thông tuần hoàn, giúp ổn định huyết áp cho người sử dụng.
Quá trình sử dụng thuốc tây để hạ huyết áp cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc khác khi không được sự đồng ý của thầy thuốc.
Bài thuốc dân gian giảm huyết áp an toàn
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y để hạ huyết áp thì chuyên gia cũng chia sẻ cho bạn một số bài thuốc dân gian giúp hạ huyết áp an toàn:
Bài thuốc số 1: Chữa hạ huyết áp từ rễ nhàu
Nguyên liệu cần có: Rễ nhàu 20g, sinh địa 20g, mã đề 10g, hoa hòe 10g, trạch tả 10g, táo nhân 10g
Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu trên vào sắc trong 1 lít nước, đun cho tới khi còn 1/3 là được. Chia thuốc làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì liên tục trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả nhất định.
Bài thuốc số 2: Giảm huyết áp hiệu quả từ lá sen
Có nhiều cách để hạ huyết áp bằng lá sen như dùng để nấu cháo, pha trà lá sen để uống cũng giúp huyết áp ổn định. Bên cạnh đó bạn có thể dùng lá sen trong bài thuốc sau:
Nguyên liệu: Lá sen 10g, hoa hòe 10g, cúc hoa 4g.
Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc với 4 chén nước cho tới khi còn 1 chén. Uống hàng ngày để hạ mỡ máu và tăng tuần hoàn, ổn định huyết áp hiệu quả.
Giảm huyết áp hiệu quả từ trà lá sen đơn giản tại nhà
Bài thuốc số 3: Trị huyết áp cao từ rau cần tươi, vỏ dưa hấu
Nguyên liệu: 500g rau cần, 500g vỏ dưa hấu
Cách sử dụng: Rửa sạch rau cần và vỏ dưa hấu với nước, say nát ra rồi vắt lấy nước cốt để uống mỗi lần 30ml. Sử dụng liên tục 2-4 tuần để hạ huyết áp mà không lo tác dụng phụ.
Mẹo giảm huyết áp nhanh không dùng thuốc
Cùng điểm qua một số cách làm hạ huyết áp nhanh giúp thư giãn mạch máu và kiểm soát huyết áp của bạn mà không cần dùng thuốc ngay tại nhà.
- Ngâm chân trong nước nóng
Khi ngâm chân trong nước nóng sẽ giúp bạn giữ cho đầu và cổ mát mẻ hơn so với chân, đồng thời giúp ngăn máu chảy lên não tốt hơn. Việc thực hiện vô cùng đơn giản, pha nước ấm vào chậu sau đó ngâm chân trong 10-15 phút để giúp máu từ não di chuyển về phía bàn chân và huyết áp của bạn dần ổn định.
Ngâm chân trong nước nóng giúp giảm huyết áp hiệu quả tại nhà
- Hạ huyết áp với một ly nước
Mất nước có thể khiến huyết áp tăng cao vì thế khi có triệu chứng tăng huyết áp bạn hãy cố gắng uống 1-2 ly nước để cải thiện tình trạng này.
- Hạ huyết áp bằng tỏi
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng cao huyết áp của mình với tỏi ngay tại nhà. Có thể ăn tỏi sống hoặc kết hợp sử dụng với các thực phẩm khác để ổn định huyết áp. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng để tránh tình trạng huyết áp giảm xuống ở mức quá thấp.
Hạ huyết áp từ thực phẩm sẵn có
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để giúp hạ huyết áp hiệu quả cho người bệnh. Khi bị huyết áp cao, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để ngăn ngừa huyết áp cao nhanh chóng tại nhà.
- Tăng cường bổ sung các loại quả như: Cam, quýt, bưởi, chanh có tác dụng hạ huyết áp và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết để có một trái tim khỏe mạnh.
- Ăn nhiều các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá tuyết bởi chúng có chứa nhiều axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và giảm huyết áp hiệu quả. Các loại cá béo này cũng cung cấp nguồn vitamin D tuyệt vời cho cơ thể hấp thụ canxi, điều hòa huyết áp, chống lại bệnh trầm cảm.
Ăn nhiều cá hồi cũng giúp giảm huyết áp hiệu quả
- Bổ sung các loại đậu (đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan…) trong bữa ăn bởi chúng chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ và protein tuyệt vời có thể làm giảm huyết áp cao nhanh chóng.
- Sữa chua cũng là thực phẩm nên bổ sung hàng ngày để giảm nguy cơ cao huyết áp ở phụ nữ. Mỗi ngày có thể ăn 1-2 hộp sữa chua để giúp làn da đẹp hơn, giảm nguy cơ huyết áp cao.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các loại thực phẩm khác để hạ huyết áp hiệu quả tại nhà như: Dầu oliu, socola đen, tỏi, chuối, các loại rau họ cải, cà chua, cà rốt,...
Giảm tình trạng cao huyết áp bằng các thay đổi thói quen
Việc thay đổi những thói quen hàng ngày cũng sẽ giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tốt hơn. Dưới đây là một số thay đổi thói quen đã chứng minh có hiệu quả để cải thiện chỉ số huyết áp của bạn.
- Tập thể dục vận động đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày để có thể giảm huyết áp của bạn. Bạn có thể lựa chọn bộ môn nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe của mình như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền.
- Không hút thuốc lá bởi chúng sẽ gây ra tình trạng cao huyết áp mạn tính và các bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia để tránh bị nguy cơ cao huyết áp.
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày để giúp ổn định huyết áp.
- Giảm căng thẳng, stress vì chúng có thể làm huyết áp tăng cao ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Dùng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược tự nhiên
Phòng ngừa và hỗ trợ giảm huyết áp bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đang là phương pháp được đa số mọi người lựa chọn. Trong số đó, sản phẩm chứa enzyme nattokinase bán chạy nhất trên thị trường nhờ mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch, cao huyết áp.
Nattokinase có nguồn gốc từ đậu tương lên men được chứng minh tác dụng làm giảm huyết áp, làm tan cục máu đông và ngăn ngừa nhiều các bệnh lý tim mạch rất tốt. Ngoài ra, nattokinase có thể làm loãng máu và hòa tan các chất rắn được tích lũy trong máu điều này giúp mạch máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và giảm bớt áp lực máu lên thành động mạch và hạn chế tình trạng huyết áp cao.
Giảm huyết áp hiệu quả bằng cách sử dụng sản phẩm có chứa nattokinase
Sản phẩm chứa thành phần nattokinase với tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp ra đời từ năm 2006 được các chuyên gia khuyên dùng. Theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản cho thấy, nattokinase giúp tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu, hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm huyết áp hiệu quả. Vì vậy, bạn nên chọn sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nattokinase mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và giúp ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp một cách tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ cụ thể về các cách giảm huyết áp ở trên được nhiều chuyên gia khuyên dùng sẽ giúp bạn điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ vui lòng để lại câu hỏi dưới bài viết này các chuyên gia sẽ giải đáp nhanh chóng nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertension/lower-it-fast
https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/how-to-lower-blood-pressure