Citicoline là thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh về thần kinh và tuần hoàn não. Vậy cách sử dụng thuốc Citicoline an toàn và hiệu quả là như thế nào? Dưới đây là những vấn đề bạn cần lưu ý trong quá trình điều trị bằng loại thuốc này.

Thuốc Citicoline (Sopelen) là thuốc gì?

Citicoline là một chất trung gian nội sinh do não sản xuất. Thuốc Citicoline hiện nay được tổng hợp và sản xuất với thành phần chính là Citicoline tự nhiên của cơ thể. Citicoline là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. 

Hiện nay Citicoline công ty BCWorld Pharm sản xuất với tên biệt dược là Sopelen. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc khác có cùng hoạt chất chính và tác dụng như: Cerevit Fort, Cevinton Forte, PT-Colin, Citicoline Sodium, Citicoline Sodium injection,... 

Thuốc có dạng bào chế chính là viên nén bao phim hàm lượng Citicoline 500mg/viên và được đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ x 10 viên. Giá thuốc trung bình khoảng 930.000 VNĐ/hộp và có thể thay đổi tùy theo đơn giá nhà thuốc. 

Ngoài ra một số dạng bào chế thuốc Citicoline khác mà bạn có thể tham khảo thêm là:

  • Thuốc tiêm: Citicoline 500mg/2ml, 250mg/ml.
  • Siro uống: Citicoline 500mg/5ml, 100mg/ml.

Citicoline-giup-bao-ve-cac-te-bao-than-kinh.webp

Citicoline giúp bảo vệ các tế bào thần kinh

Công dụng của Citicoline như thế nào?

Citicoline hoạt động trên trong cơ thể với các cơ chế sau:

  • Tham gia vào quá trình tổng hợp lecithin. Lecithin thúc đẩy quá trình tổng hợp phospholipid cấu trúc của màng tế bào thần kinh và tăng cường sản xuất acetylcholine, từ đó cải thiện chức năng của màng tế bào thần kinh. 
  • Giảm nồng độ glutamate trong não và tăng nồng độ adenosine triphosphate để chống nhiễm độc thần kinh do thiếu máu. Citicoline cũng giúp tăng lưu lượng glucose và máu trong não, tăng khả năng dẫn truyền thần kinh acetylcholine, norepinephrine và dopamine.
  • Ức chế sự hoạt động của các phospholipase A1, A2, C, D để giảm sự hình thành các gốc tự do phá hủy hệ thống màng tế bào cũng như bảo vệ hệ thống chống oxy hóa glutathione.

Với ba cơ chế hoạt động chính trên, Citicoline thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người mắc cách bệnh não cấp tính như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não
  • Người sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, suy giảm kỹ năng tư duy diễn ra theo độ tuổi (đặc biệt là người từ 50-85 tuổi), di chứng tai biến mạch não, bệnh Alzheimer,..
  • Cải thiện thị lực mắt ở những người mắc rối loạn về mắt, tăng nhãn áp, giảm thị lực.
  • Cải thiện thính lực ở những những gặp vấn đề về thần kinh tai do chấn thương dây thần kinh hoặc suy giảm thính lực theo độ tuổi tăng dần.
  • Người mắc chứng trầm cảm, suy nhược tinh thần, tâm thần phân liệt.

citicoline-ho-tro-luu-thong-khi-huyet-nuoi-duong-te-bao-than-kinh-nen-thuong-dung-trong-dieu-tri-suy-giam-thinh-luc-tri-nho-o-nguoi-cao-tuoi.webp

Citicoline hỗ trợ lưu thông khí huyết, nuôi dưỡng tế bào thần kinh nên thường dùng trong điều trị suy giảm thính lực, thị lực, trí nhớ ở người cao tuổi

Hướng dẫn sử dụng thuốc Citicoline đúng cách

Citicoline là thuốc kê đơn nên bạn cần sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ. Hướng dẫn sử dụng dưới đây do nhà sản xuất cung cấp và chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách dùng: Thuốc viên nén sử dụng theo đường uống với một cốc nước lọc. Sử dụng thuốc cùng với thức ăn, uống trong hoặc giữa các bữa ăn. Uống nguyên viên, không nghiền nát, bẻ nhỏ hay nhai thuốc.

Liều dùng: Liều dùng cụ thể theo đơn thuốc của bác sĩ và phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn gặp phải. Bạn có thể tham khảo liều lượng dùng theo các loại bệnh như sau:

Với dạng thuốc viên nén:

  • Điều trị suy giảm trí nhớ, suy giảm tư duy, tổn thương thần kinh theo tuổi tác: Sử dụng 1000-2000mg/ngày, chia làm nhiều lần uống.
  • Điều trị các rối loạn về mặt: Sử dụng 500-1600mg/ngày, chia làm nhiều lần uống.

Với dạng thuốc tiêm: Các nhân viên y tế sẽ tiêm cho bạn theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Tuyệt đối không tự tiêm thuốc.

Xử lý quá liều, quên liều 

Trường hợp quên liều, quá liều hoặc ngừng sử dụng thuốc nên xử lý theo cách sau:

  • Quên liều: Sử dụng thuốc càng sớm càng tốt hoặc bỏ qua nếu sắp tới liều tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều tránh xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. 
  • Quá liều: Citicoline có độc tính rất thấp. Cho tới nay chưa có trường hợp nào gặp phải các phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng quá liều thuốc. Tuy nhiên nếu gặp bất cứ phản ứng khác thường nào, bạn nên liên lạc với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Ngưng thuốc: Citicoline được sử dụng để điều trị lâu dài nên bạn không tự ý giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không qua sự tư vấn của bác sĩ. Ngừng thuốc có thể khiến hiệu quả điều trị bệnh không đạt mức tối đa.

Lưu ý để sử dụng Citicoline an toàn và hiệu quả

Citicoline là loại thuốc có tính an toàn cao. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng thuốc.

Chống chỉ định khi dùng Citicoline

Không sử dụng thuốc Citicoline ở những nhóm đối tượng dưới đây:

  • Người mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Người bệnh tăng trương lực hệ thần kinh đối giao cảm. 
  • Người lái xe và vận hành máy móc không nên dùng thuốc vì Citicoline có tác động lên hệ thần kinh trung ương.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên dùng thuốc vì chưa được nghiên cứu về mức độ an toàn.

Với những nhóm đối tượng sau nên thận trọng khi dùng:

  • Người già, trẻ em: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Người bệnh hôn mê do chấn thương não hoặc phẫu thuật não cần phối hợp Citicoline điều trị với các thuốc khác.

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử bệnh của bạn trước khi sử dụng thuốc.

nguoi-lai-xe-khong-nen-dung-citicoline-vi-thuoc-co-tác-dong-len-than-kinh.webp

Người lái xe không nên dùng Citicoline vì thuốc có tác động lên thần kinh

Tác dụng phụ của Citicoline

Citicoline có độ an toàn cao nên các phản ứng phụ thường khá hiếm gặp. Tuy nhiên bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ hiếm gặp sau khi dùng thuốc như hạ huyết áp, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy. Lúc này bạn cần liên lạc với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn trị kịp thời.

Tương tác thuốc của Citicoline

Thuốc Citicoline khi sử dụng với các loại thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ khác có thể gây tương tác thuốc không mong muốn. Vì vậy bạn hãy liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin, sản phẩm hỗ trợ đang sử dụng để bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Các loại thuốc có thể tương tác với Citicoline bao gồm: 

  • Levodopa sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson khi dùng chung với Citicoline sẽ làm tăng tác dụng của Levodopa. 
  • Các loại thuốc điều trị thần kinh khác chứa meclophenoxat, centrophenoxine không dùng chung với Citicoline vì có thể làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ.

Lưu ý khác từ dược sĩ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Citicoline điều trị, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các biện pháp khác để nhanh chóng phục hồi chức năng thần kinh và hỗ trợ tuần hoàn trong cơ thể. Cụ thể như sau:

Chế độ ăn phục hồi chức năng não bộ: 

  • Người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm có khả năng cải thiện lượng máu tuần hoàn, hỗ trợ phục hồi chức năng não bộ như các loại rau, hoa quả sẫm màu, các thực phẩm chứa vitamin E, C, B12, thực phẩm chứa phosphatidylserine,...
  • Cần hạn chế sử dụng thực phẩm gây tổn thương thần kinh như nội tạng, mỡ động vật, rượu bia, chất kích thích,..

Chế độ luyện tập: Người bệnh cần thực hiện các bài tập thể dục giúp cải thiện tuần hoàn máu cũng như các bài tập luyện trí não nhằm hạn chế suy giảm trí nhớ như: Chơi cờ, tập nhớ tên người mới quen, tập các bài tính nhẩm,...

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để lưu thông khí huyết, tăng cường các chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh cũng giúp gia tăng hiệu quả điều trị cho các bệnh tâm thần. Ưu điểm của các sản phẩm này là an toàn, dễ sử dụng và không gây tác dụng phụ với cơ thể.

(tap-in + hình ảnh liên quan)

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Citicoline (Sopelen) thường được dùng để điều trị các bệnh thần kinh, suy giảm chức năng não bộ. Bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trị liệu tối ưu nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về Citicoline nói riêng và các loại thuốc khác thì bạn có thể để lại câu hỏi tại phần bình luận để được giải đáp kịp thời. 

Nguồn tham khảo:

https://go.drugbank.com/drugs/DB12153

https://www.mims.com/philippines/drug/info/citicoline?mtype=generic

https://www.drugs.com/npp/citicoline.html   

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1090/citicoline