Theo cập nhật mới nhất cuối năm 2021, trong các bệnh lý không lây nhiễm thì tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, tàn tật và trở thành gánh nặng y tế. Vậy bệnh tăng huyết áp là gì? Nguyên nhân? Triệu chứng ra sao và đâu là phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay?. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp hiểu đơn giản là tình trạng liên tục tăng của huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Cụ thể, theo khuyến cáo của Hội Tim mạch quốc gia về chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp, huyết áp tâm thu lúc nghỉ ngơi lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ ngơi lớn hơn 90 mmHg hoặc cả hai thì được gọi là tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, nếu huyết áp của bạn nằm trong khoảng từ 120 đến 139 và 80 đến 89 mm thủy ngân - là mức tiền tăng huyết áp. Bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để huyết áp không tăng cao.
Nguyên nhân tăng huyết áp
Tăng huyết áp chủ yếu gặp ở người trung niên và lớn tuổi. Phần lớn là không rõ nguyên nhân (chiếm tới khoảng 90%) được gọi là tăng huyết áp nguyên phát, 10% còn lại biết nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát được giải thích là do di truyền khi gia đình có nhiều người bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị tăng huyết áp của bạn cũng cao hơn. Thêm vào đó là yếu tố tuổi tác và các bệnh lý nền về chuyển hóa như đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác có thể dẫn đến tăng huyết áp như: Thói quen ăn mặn, sinh hoạt không điều độ, thừa cân béo phì, ít vận động hay bị căng thẳng stress, áp lực trong công việc và cuộc sống,....
Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát là tăng huyết áp biết rõ nguyên nhân và người bệnh có thể khỏi bệnh nếu tuân thủ điều trị. Tăng huyết áp thứ phát gặp ở khoảng 10% bệnh nhân tăng huyết áp và thường là các trường hợp tăng huyết áp ở tuổi trẻ dưới 30 tuổi. Một số nguyên nhân phổ biến gây tăng huyết áp thứ phát có thể kể đến như :
- Các bệnh liên quan đến thận: Viêm cầu thận cấp, mạn tính, viêm thận kẽ, sỏi thận, suy thận, hẹp động mạch thận.
- Một số bệnh tuyến thượng thận như u tủy thượng thận,...
- Khi sử dụng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau hay thuốc tránh thai…
- Bên cạnh đó, những người gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Triệu chứng tăng huyết áp
Một số triệu chứng cơ bản mà người cao huyết áp có thể gặp phải đó là: Nhức đầu, nặng đầu, chóng mặt, bốc hỏa, nóng mặt,... nhưng các biểu hiện này thường không rõ ràng. Một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng tăng huyết áp rõ rệt hơn như đau nhói vùng tim, mắt mờ, thở gấp, buồn nôn, đánh trống ngực và hốt hoảng. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại dễ bị nhầm tưởng là dấu hiệu của bệnh khác.
Người bị tăng huyết áp thường gặp phải những cơn đau đầu
Các giai đoạn của tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Đâu tiên là giai đoạn tiền tăng huyết áp: Như đã nói ở trên, giai đoạn huyết áp tâm thu của bệnh nhân ở mức 120 cho đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức 80 cho đến 89 mmHg. Đây là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho tình trạng tăng huyết áp. Nếu không điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho phù hợp thì nguy cơ mắc tăng huyết áp là rất lớn.
- Tăng huyết áp giai đoạn 1 (hay còn gọi là tăng huyết áp thể nhẹ): Ở giai đoạn này, huyết áp tâm thu của bệnh nhân sẽ ở mức 140 cho đến 159 mmHg, huyết áp tâm trương ở mức 90 cho đến 99 mmHg. Các triệu chứng gần như chưa xuất hiện rõ rệt ở giai đoạn này. Nếu được phát hiện kịp thời, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu để hạn chế tăng huyết áp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để kiểm soát được huyết áp của mình
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Khi ấy huyết áp tâm thu của bệnh nhân đã lên 160 đến 179 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức 100 cho đến 109 mmHg. Lúc này, các tổn thương đã bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn ở động mạch vành, ở tâm thất trái. Các tổn thương có thể được phát hiện bằng siêu âm. Ở giai đoạn này, việc sử dụng thuốc và can thiệp y tế là bắt buộc.
- Tăng huyết áp giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cảnh báo cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì nội tạng và các mạch máu đang bị tổn thương nghiêm trọng: Bệnh phình động mạch, suy thận, xuất huyết võng mạc,... Thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Khi ấy, huyết áp huyết áp của bệnh nhân đã vượt ngưỡng 180 mmHg đối với huyết áp tâm thu và hơn 110 mmHg đối với huyết áp tâm trương ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Bên cạnh đó còn có tăng huyết áp đơn độc: Tăng huyết áp đơn độc có hai loại là tăng huyết áp tâm thu đơn độc và tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Nghĩa là chỉ có huyết áp tâm trương hoặc huyết áp tâm thu tăng, chỉ số huyết áp còn lại thì bình thường. Các tình trạng này thường lành tính Tuy nhiên, bạn cũng không nên coi thường mà cần báo cho bác sĩ và nghe tư vấn để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp
Về phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ cần tiến hành đo huyết áp cho bệnh nhân theo quy trình đo huyết áp chuẩn:
- Đầu tiên, để bệnh nhân nghỉ ngơi trong ít nhất từ 5 đến 10 phút trước khi đo huyết áp.
- Bệnh nhân không được phép sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hay cà phê trước khi đo huyết áp 2 giờ.
- Tư thế đo chuẩn: Bệnh nhân ngồi trên ghế, cánh tay duỗi thẳng để trên bàn, sao cho nếp gấp khuỷu tay ngang với tim.
- Nếu điều kiện không cho phép cũng có thể đo huyết áp ở tư thế đứng hoặc tư thế nằm.
- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử để đo huyết áp cho bệnh nhân.
- Không nói chuyện hay đùa nghịch khi đang đo huyết áp.
- Khi đo huyết áp nên đo cả hai tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn thì ghi nhận kết quả ở tay đó.
- Mỗi lần đo huyết áp nên đo ít nhất là 2 lần. Lần thứ 2 cách lần thứ nhất từ 1 đến 2 phút, nếu số đo huyết áp giữa hai lần có chênh lệch thì lấy kết quả là trung bình cộng của hai lần đo.
- Trong trường hợp nghi ngờ tăng huyết áp có thể sử dụng máy đo huyết áp tự động 24 giờ để theo dõi huyết áp cho bệnh nhân.
- Ghi lại huyết áp của bệnh nhân để theo dõi và chẩn đoán tăng huyết áp.
Sử dụng máy đo huyết áp để chẩn đoán chính xác tình trạng tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp
Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh mà có những cách điều trị tăng huyết áp khác nhau, cụ thể như sau:
Cách trị cao huyết áp tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị tại nhà cũng đóng một vai trò quyết định trong điều trị, và duy trì huyết áp ổn định cho bệnh nhân tăng huyết áp.
- Điều chỉnh lối sống: Bệnh nhân tăng huyết áp cần thực hiện tập thể dục thường xuyên theo tình trạng sức khỏe. Nếu đang gặp tình trạng béo phì thì cần phải giảm cân.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Cố gắng ăn nhạt, giảm muối, giảm các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ chiên xào.
- Không sử dụng các loại chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
- Thư giãn để giảm căng thẳng, stress.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và tập thể dục mỗi ngày. Đặc biệt, nếu nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc gây tăng huyết áp thì cần tạm dừng sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ để đổi thuốc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
- Tuân thủ điều trị và kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà là vô cùng quan trọng trong phục hồi đối với người bị bệnh cao huyết áp để tránh được những biến chứng lâu dài của bệnh như các biểu hiện trên tim mạch, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
Sử dụng thuốc
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cao huyết áp của Bộ Y tế, bệnh nhân tăng huyết áp được chỉ định và ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc sau:
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai,...
- Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Benazepril,..
- Thuốc ức chế thụ thể AT1 Angiotensin: Lisinopril, Perindopril,...
- Thuốc chẹn kênh canxi: Dihydropyridine, Benzothiazepine,...
- Thuốc chẹn kênh beta: Nadolol, Metoprolol,..
Điều trị tăng huyết áp bằng phương pháp sử dụng thuốc
Cập nhập phương pháp điều trị tăng huyết áp năm 2022
Đa số bệnh nhân tăng huyết áp đều cần phối hợp ít nhất hai loại thuốc để đạt được mức huyết áp mục tiêu. Vì thế phương pháp điều trị tăng huyết áp năm 2022, bên cạnh các phương pháp điều trị như đã nêu trên còn đặt ra vấn đề về việc phối hợp thuốc.
Chiến lược bắt đầu phối hợp liều cố định, liều thấp đến trung bình, được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhận, trừ những bệnh nhân tiền tăng huyết áp có nguy cơ thấp hoặc những bệnh nhân sau 3 tháng thay đổi lối sống đã kiểm soát được huyết áp.
Chiến lược này ưu tiên sử dụng một viên thuốc phối hợp và chỉ dùng một liều duy nhất trong ngày nhưng cho thấy hiệu quả điều trị cao đối với bệnh nhân tăng huyết áp.
Phương pháp phòng ngừa tăng huyết áp
Bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp điều trị tăng huyết áp, thì việc có những hiểu biết nhất định về phòng ngừa tăng huyết áp, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao là điều vô cùng cần thiết.
Chúng ta cần thực hiện lối sống lành mạnh ngay từ sớm. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, lối sống lành mạnh giúp chúng ta phòng tránh được rất nhiều bệnh tật không chỉ có tăng huyết áp.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn ít chất béo, đồ dầu mỡ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt giàu dinh dưỡng, những thực phẩm có chứa chất béo tốt như cá béo,.. Ăn nhạt giảm muối, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục điều độ khoảng 30 phút mỗi ngày với những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Kiểm soát cân nặng, kiểm soát căng thẳng, thư giãn, tránh stress.
Đi khám định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tình trạng huyết áp của bản thân. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao và người có tuổi đời từ 50 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp những sản phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Có thể kể đến như Nattokinase.
Nattokinase là thành phần chính có trong đậu tương lên men. Đây là loại thức ăn nổi tiếng ở Nhật Bản được biết đến với cái tên là Natto. Nattokinase có tác dụng làm làm loãng máu, phá tan các cục máu đông tích lũy trong lòng mạch, giúp máu lưu thông được dễ dàng hơn, làm giảm áp lực lên thành mạch. Từ đó giúp giảm tăng huyết áp và bảo vệ thành mạch.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh cao huyết áp, nattokinase còn có tác dụng đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim,... các bệnh liên quan đến động mạch như xơ vữa động mạch,.. Chưa hết nattokinase còn có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường chức năng của não bộ và cải thiện thị lực. Thế nên việc bổ sung thêm những thực phẩm chức năng có chứa thành phần nattokinase vào chế độ hàng ngày của bệnh nhân hoặc những người có yếu tố nguy cơ cao tăng huyết áp là điều rất cần thiết.
Nattokinase có hiệu quả trong phòng ngừa ngừa tăng huyết áp
Tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin tin tổng quan nhất về “kẻ giết người thầm lặng” - cao huyết áp.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về chủ đề “Tăng huyết áp: nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị” xin vui lòng để lại bình luận ở bên dưới, các bác sĩ chuyên gia của chúng tôi sẽ đọc và giải đáp thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-pressure-hypertension/