Lâu nay, chúng ta vẫn có thói quen mỗi khi mệt mỏi thường tự lắc mạnh cổ nhằm làm giãn cơ và tăng sự sảng khoái. Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng điều đó có hại như thế nào. Và bạn có biết rằng nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra nếu bạn lắc cổ mạnh?

Nguy cơ đột quỵ não nếu giữ thói quen lắc cổ mạnh

Theo các nhà thần kinh học, kỹ thuậy nắn khớp hoặc tác động một lực lắc mạnh và bất ngờ đến cổ có thể gây nguy hiểm cho động mạch chính từ cổ tới phía sau não cầu.
Theo nytimes.com, trong một khảo sát gần 60 bệnh nhân bị đột quỵ đột ngột sau khi có nghi ngờ đã tẩm quất, xoa bóp vùng cổ, gáy. Đồng thời, trên tờ báo Thần kinh học cũng đã nói rằng, những bệnh nhân đột quỵ trẻ thường dành nhiều thời gian (5 lần/1 tuần) để tẩm quất, xoa bóp. Họ ước lượng rằng, cứ 100.000 người dưới tuổi 45 thì có khoảng 1,3 người phải nhập viện vì trật cổ do lắc cổ quá mạnh.

Một nghiên cứu trong thời gian gần đây tính toán rằng có khoảng hơn 800 trường hợp liên quan tới vỡ động mạch tại phía sau cổ. Trước khi bị đột quỵ, những bệnh nhân trẻ thường đã có cảm giác đau đầu và cổ - triệu chứng này được dự đoán là một cơn đột quỵ - nhưng họ không chú ý và tìm kiếm phương pháp tẩm quất nhằm làm cho thoải mái và dễ chịu hơn. Họ không nghĩ rằng chính điều này tạo điều kiện cho cơn đột quỵ đến nhanh hơn.

Đây là một cảnh báo cho những trường hợp mỏi mệt đi tẩm quất, hoặc có thói quen thường xuyên lắc đầu cổ để giảm mỏi mệt.

Phòng ngừa đột quỵ thế nào?

Đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh, xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong cao và dù cứu sống thì di chứng để lại hết sức nặng nề. Tuy nhiên, nhiều người không biết bệnh có thể phòng ngừa được.

Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ, là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não đột ngột ngừng trệ. Khi một phần não bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào não thiếu oxy sẽ chết.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc đột quỵ đang tăng cao một cách báo động. Theo đó, đột quỵ có 2 dạng: cục máu đông (hình thành trong mạch máu và cản trở sự lưu thông máu) chiếm đến 80%, chảy máu não chiếm 20%. Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, xếp thứ 3 về bệnh gây tử vong, sau ung thư và tim mạch.

Nguy hiểm của bệnh là có nguy cơ tử vong cao, 50% trường hợp đột quỵ bị tử vong, những trường hợp cứu sống có thể bị những di chứng hết sức nặng nề. Theo thống kê có đến 90% người sống sót để lại di chứng như: Liệt nửa người hoặc toàn thân; khù khờ, lú lẫn; cần sự hỗ trợ trong sinh hoạt, tốn kém chi phí điều trị sau đột quỵ.

3 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ người bệnh cần lưu ý gồm: Đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, nói khó hoặc không hiểu lời người khác nói; đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân. Nếu bạn hoặc ai đó có bất kỳ triệu chứng trên hãy gọi cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện ngay.

Những người có nguy cơ bị đột quỵ cao là người có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa mạch và rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc, uống rượu, tiền sử gia đình có bệnh đột quỵ, người bị đột quỵ lần 1 (40% bị tái phát đột quỵ lần 2)…

80% nguy cơ đột quỵ có thể phòng ngừa được. Cụ thể, ngừng thuốc lá và tránh khói thuốc lá của người khác; duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít dầu mỡ, ít muối và cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể trong tầm kiểm soát; năng hoạt động thể chất; tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về dùng thuốc; kiểm tra sức khỏe định kỳ; giữ tinh thần thoái mái, tránh stress; ngủ dậy sớm và tránh thức khuya.