Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình thì cứ 3 người lại có 1 người bị mắc chứng bệnh đột quỵ não. Vậy cách kiểm tra đột quỵ sớm giảm thiểu biến chứng như thế nào? 

Cách kiểm tra đột quỵ đơn giản ngay tại nhà

Đột quỵ là tình trạng phần não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu bị gián đoạn hoặc giảm đi 1 lượng đáng kể, khiến cho phần não bị bị thiếu oxy, không đủ chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Vậy có những cách nào giúp kiểm tra bệnh đột quỵ ngay tại nhà? 

Cách kiểm tra đột quỵ thông qua các dấu hiệu FAST

Cách kiểm tra đột quỵ thông qua dấu hiệu FAST cụ thể như sau:

  • F (face): Gương mặt mất cân đối hoặc méo xệ sang 1 bên miệng: Hãy cho bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu người bệnh cười sẽ phát hiện ra triệu chứng này dễ dàng hơn.
  • A (arm): Bạn hãy tiến hành kiểm tra tình trạng yếu hoặc liệt tay, chân bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay, 2 chân lên. Nếu thấy bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước thì đây là dấu hiệu có bị liệt.
  • S (speech): Bạn hãy yêu cầu bệnh nhân nói lại, lặp lại 1 cụm từ đơn giản. Nếu thấy nói không lưu loát, giọng méo thì đó là dấu hiệu bất thường mà người bệnh cần phải lưu ý.
  • T (time): Nếu cùng lúc thấy có cả 3 dấu hiệu này trên người bệnh thì hãy cẩn thận bởi đó là những dấu hiệu đột quỵ rất cao. Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Cach-kiem-tra-dot-quy-thong-qua-cac-dau-hieu-fast-.webp

Cách kiểm tra đột quỵ thông qua các dấu hiệu FAST

Cách kiểm tra đột quỵ bằng đứng 1 chân

Một trong những lựa chọn khác đó là cách kiểm tra đột quỵ bằng đứng một chân.

Bạn hãy yêu cầu người bệnh co 1 chân lên vuông góc với thân người sao cho cơ thể thăng bằng, không dựa dẫm vào các vật dụng xung quanh, không dùng tay giữ chân, tư thế thoải mái, nhắm mắt và thư giãn để vượt qua thử thách.

Đây là phương pháp đã được nghiên cứu và các nhà khoa học đã chứng minh, có gần 50% những người không giữ được thăng bằng đến 20 giây và sau đó họ làm kiểm tra thì xuất hiện các cục máu đông nằm sâu trong não. Đặc biệt, có tới 45% người tiềm ẩn nguy cơ bị xuất huyết não.

kiem-tra-benh-dot-quy-bang-cach-dung-1-chan-khoang-20-phut.webp

Kiểm tra bệnh đột quỵ bằng cách đứng 1 chân khoảng 20 phút

Tìm hiểu các biện pháp chẩn đoán đột quỵ

Bên cạnh phương thức kiểm tra đột quỵ thông qua quy tắc FAST hay đứng một chân, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán mang tính chính xác cao. Cụ thể:

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) não bộ

Chụp CT hay còn được biết đến là chụp cắt lớp vi tính, là một trong những kỹ thuật sử dụng máy tính và máy chụp X-quang để tạo ra những hình ảnh cắt ngang của cơ thể.

Cần lưu ý những gì khi chụp CT?

  • Trước khi chụp cắt lớp vi tính, người bệnh sẽ được yêu cầu tháo bỏ tất cả các vật làm bằng kim loại như trang sức, răng giả,… bởi chúng có thể khiến ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Bệnh nhân sẽ không được ăn uống bất cứ thứ gì trong khoảng từ 4 – 6 tiếng trước khi vào phòng xét nghiệm.

chup-ct-de-kiem-tra-benh-dot-quy.webp

Chụp CT để kiểm tra bệnh đột quỵ

Chụp MRI não bộ

Một trong các cách kiểm tra đột quỵ thường được sử dụng đó là chụp MRI não bộ. Đây là cách chẩn đoán về hình ảnh không đau, không xâm lấn nhưng vẫn tạo ra được những chi tiết về các cấu trúc nội sọ.

Khi nào thì nên chụp MRI não bộ?

Nếu bạn đang rơi vào những tình trạng sau thì hãy đến ngay bệnh viện để khám cũng như nhận những lời khuyên của bác sĩ:

  • Tình trạng chóng mặt bị kéo dài và không có chiều hướng cải thiện.
  • Tình trạng đau đầu thường xuyên xảy ra và ở các mức độ khác nhau.
  • Gặp tình trạng nhớ nhớ quên quên ngày càng nặng hơn, tư duy bị kém đi, khả năng tập trung cũng suy giảm,…
  • Liệt hoặc tay chân bị yếu 1 hoặc cả 2 bên. Có cảm giác khó khăn trong việc cầm nắm, vận động,…
  • Thị lực giảm sút hoặc đau nhức 1 bên mắt.
  • Có cảm giác bị méo miệng, khó nói, khó nghe,…

Xét nghiệm máu

Cách kiểm tra người bị đột quỵ thông dụng đó là xét nghiệm máu. Đây là loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu được lấy vào những ống chống đông khác nhau. Phương pháp này nhằm đo lường một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các tế bào máu khác nhau.

xet-nghiem-mau-de-kiem-tra-benh-dot-quy.webp

Xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh đột quỵ

Siêu âm Doppler động mạch cảnh

Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh cho động mạch cảnh đoạn ngoại soi mang máu từ tim lên đến não.

Phương pháp này thường được sử dụng để sàng lọc tình trạng các bệnh nhân bị tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch cảnh. Từ đó có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đột quỵ.

Chụp mạch máu não

Chụp mạch máu não là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến không xâm lấn với mục đích khảo sát các mạch máu bên trong não. Bác sĩ sử dụng thuốc cản quang để tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh giúp hiển thị lên các mạch máu. Một chiếc máy quét sẽ được sử dụng để chụp lại hình ảnh của các mạch máu,sau đó tái tạo hình ảnh theo 3 chiều bằng phần mềm trên máy tính.

Nhờ có hình ảnh 3 chiều này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được cấu trúc của mạch máu và phỏng đoán các bệnh như: Đột quỵ, phình động mạch,...

chup-mach-mau-nao-de-kiem-tra-benh-dot-quy.webp

Chụp mạch máu não để kiểm tra bệnh đột quỵ

Cần làm gì khi bị đột quỵ?

“Cần làm gì khi bị đột quỵ?” Có lẽ đây là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân và gia đình. Khi chăm sóc người thân bị bệnh đột quỵ, tốt nhất gia đình nên trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu các loại thuốc phù hợp.

Bên cạnh những biện pháp kiểm tra bệnh đột quỵ thì hiện nay, việc sử dụng các dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như nattokinase có trong đậu tương lên men để chữa trị căn bệnh này cũng được rất nhiều người ưa chuộng.

Từ lâu, nattokinase đã được biết đến với công dụng làm tan cục máu đông, ngăn ngừa và cải thiện bệnh đột quỵ vô cùng hiệu quả. Ưu điểm vượt trội của nattokinase  là:

  • Nattokinase trực tiếp làm giúp tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin. Từ đó làm đi tan cục máu đông, ngăn cản tình trạng tắc nghẽn mạch máu não.
  • Giúp giảm độ nhớt trong máu từ đó tăng cường tuần hoàn máu não, có lợi trong việc cải thiện các di chứng sau đột quỵ do tắc mạch.
  • Điều hòa huyết áp được ổn định, tránh để huyết áp bị tăng cao.
  • Giúp cải thiện chức năng não bộ, làm tăng cường trí nhớ, khắc phục các di chứng liên quan đến não.
  • Giảm cholesterol, hạ mỡ trong máu và ngăn cản sự tích tụ các mảng bám.

Sản phẩm chứa nattokinase ra đời năm 2006 đã được chứng minh tác dụng qua những nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.

nattokinase-co-trong-dau-nanh-len-men-rat-tot-ho-tro-dieu-tri-benh-dot-quy.webp

Nattokinase có trong đậu nành lên men rất tốt hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ

Đột quỵ là một trong những căn bệnh ẩn chứa rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nắm được các cách kiểm tra đột quỵ não sẽ giúp bạn nhận diện nhanh, chính xác hơn từ đó có được phương pháp cấp cứu và điều trị tốt nhất. 

Hy vọng rằng, thông qua bài chia sẻ này sẽ giúp người đọc có thêm những kiến thức về bệnh để chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình. Nếu còn băn khoăn về vấn đề kiểm tra đột quỵ, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn trả lời sớm nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.iowaclinic.com/primary-care/how-to-spot-a-stroke-5-sure-signs-and-4-lifesaving-letters/

https://www.webmd.com/stroke/news/20160513/5-warning-signs-of-stroke

https://www.webmd.com/stroke/news/20030213/got-minute-you-could-diagnose-stroke