Việc tập luyện sớm có ý nghĩa lớn trong khắc phục di chứng liệt sau đột quỵ. Bệnh nhân liệt nửa người nếu không luyện tập sẽ mất khả năng vận động. Các di chứng để lại ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nặng nề hơn. Trong thời điểm có kế hoạch tập luyện, người bệnh cần lưu ý các giai đoạn sau đây.

Thời điểm bắt đầu luyện tập

Cần tiến hành tập luyện phục hồi chức năng ngay từ khi đột quỵ não đã ổn định. Các triệu chứng tổn thương thần kinh không còn tiến triển nặng thêm, bệnh nhân đã tỉnh lại hoàn toàn, không còn nguy cơ tử vong. Tại thời điểm này phải áp dụng ngay các biện pháp chống loét do tì đè từ những ngày đầu bị bệnh.

Giai đoạn còn nằm trên giường bệnh

- Chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tránh để ẩm ướt trên cơ thể nhất là các vùng kín, dễ đọng nước như: hậu môn, vùng sinh dục… Trở mình liên tục, khoảng 2 giờ thay đổi tư thế nằm 1 lần. Vùng tì đè nên sử dụng đệm nước hoặc đệm hơi sẽ giảm ma sát tiếp xúc, do đó tránh bị viêm loét.

- Xoa bóp cho bệnh nhân mỗi ngày. Thời gian xoa bóp có thể tiến hành trong 25-30 phút/ lần, ngày 2 lần. Xoa bóp toàn thân, cả bên lành bệnh và bên liệt, giúp bệnh nhân tập luyện vận động khớp nhẹ nhàng.

- Bệnh nhân bị liệt nửa người khi tập luyện vận động, ngoài sự trợ giúp của người nhà thì nên chủ động trở mình, tập ngồi dậy, tập các động tác đơn giản… Sau đó tập ngồi giữ thăng bằng tại giường, sau khi giữ thăng bằng qua tư thế ngồi đã vững, lúc đó bệnh nhân tập đi lại.

Giai đoạn rời giường bệnh

Sau khi tập luyện có khả năng vận động và ngồi vững trên giường, người bệnh bắt đầu việc tập luyện đi lại theo trình tự sau:

- Tập đi trong hai thanh song song.

- Tập đi sau xe lăn.

- Tập đi có nạng, tập đi không có nạng.

- Tập các vận động khác khi đã chủ động đi lại, tự phục vụ mình được.

Vai trò của bệnh nhân

Bệnh nhân đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau đột quỵ. Người bệnh cần có tính kiên trì, ý chí quyết tâm cao cộng với sự khích lệ và giúp đỡ của người thân trong gia đình.

Người bệnh tập theo hướng dẫn của các chuyên gia, việc tập luyện hoàn toàn tại nhà và được người thân hướng dẫn lại. Trong quá trình tập luyện gặp rất nhiều trở ngại như mệt mỏi, các khớp cứng và di chuyển rất đau... Nên đòi hỏi người bệnh cần nhẫn lại, việc luyện tập phải thường xuyên, đến khi đi lại bình thường. Không nên bỏ dở việc luyện tập, cũng không nên có thói quen bỏ tập sẽ tập bù vì như thế việc phục hồi vận động không có hiệu quả.

Bên cạnh quá trình tập luyện khắc phục di chứng thì việc sử dụng thuốc, chế độ ăn, kết hợp các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tái phát cũng cần chú ý. Xu hướng mới hiện nay được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó là kết hợp với sử dụng sản phẩm có chứa thành phần Nattokinase, chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản.