Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thời gian sau đột quỵ thường được giới chuyên môn gọi là “thời gian vàng”, nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh để lại những di chứng nặng nề về sau. Thế nhưng những hiểu lầm về cách chữa đột quỵ được lưu truyền trong dân gian đã và đang làm lãng phí “thời gian vàng” này.
1. Khi đột quỵ chỉ cần cạo gió?
Nhiều người thường nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì chúng có biểu hiện tương tự như nhức đầu, xây xẩm. Thật ra trúng gió (cảm mạo) là từ dùng để chỉ một người đột nhiên cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thời tiết thay đổi. Còn quá trình đột quỵ là đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.
Đột quỵ khác hẳn với trúng gió và nguy cơ tử vong do đột quỵ rất cao. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi người thân có dấu hiệu đột quỵ, chúng ta tuyệt đối không nên “xoa dầu, cạo gió, bế thốc dậy” vì dễ dẫn đến bệnh nặng nề hơn. Thay vào đó, nên đặt bệnh nhân nằm nghỉ trên giường với đầu nâng cao nhẹ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện gần nhất kịp thời cứu chữa.
2. Đột quỵ có thể dùng kim chích 10 đầu ngón tay?
Trên các mạng xã hội đang chia sẻ phương pháp chữa đột quỵ bằng cách dùng kim chích vào 10 đầu ngón tay, khi máu chảy thì chỉ sau vài phút người bị đột quỵ sẽ tỉnh.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia thì thông tin này không có cơ sở khoa học.
Chuyên gia Nguyễn Huy Thắng cho biết, khi có người thân bị đột quỵ mà sơ cứu như vậy là vô tình lấy mất đi “thời gian vàng” trong điều trị bệnh đột quỵ. Trong khi khoảng thời gian vàng này liên quan mật thiết đến tính mạng và sự phục hồi của bệnh nhân sau này vì một phút trôi qua sẽ có khoảng 1.9 triệu tế bào não của người bệnh mất đi. Khi bệnh nhân bị đột quỵ, nên nhanh chóng tìm cách đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh nhất để được sự hỗ trợ điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa.
3. Đột quỵ là không thể phòng ngừa?
Suy nghĩ đột quỵ là không thể phòng ngừa, đột quỵ là chết vẫn tồn tại phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người.
Thế nhưng, theo chuyên gia Nguyễn Văn Liệu, mặc dù diễn tiến đột ngột, nhưng kì thực đột quỵ là kết quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và dự phòng sớm.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì…
- Chủ động thay đổi lối sống: Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối; ăn nhiều rau, củ, trái cây), vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 - 60 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…
- Bảo vệ mạch máu, cải thiện tuần hoàn não, ngăn ngừa và làm tan cục máu đông, ổn định huyết áp : Hiện nay, việc cải thiện tình trạng tăng uyết áp, bảo vệ thành mạch không hình thành xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm tan cục máu đông khi cục máu đông vừa hình thành được xem là giải pháp bền vững dự phòng đột quỵ. Các nhà khoa học đã tìm ra hoạt chất enzym Nattokinase chiết xuất từ đậu tương lên men có khả năng giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả, làm tan huyết khối giúp phòng ngừa hữu hiệu cơn đột quỵ não. Sản phẩm còn giúp hạ huyết áp.