Chuyên gia Nguyễn Văn Thông cho biết, khi đo huyết áp tại nhà, nguyên nhân khiến kết quả sai lệch thường do người bệnh chỉ đo một lần, đặt điểm cảm ứng trong băng quấn tay không đúng vị trí, vừa đo vừa nói chuyện hay quên không ghi lại các chỉ số đã đo để kiểm soát. Ngoài ra, chỉ số huyết áp sai còn do thiết bị như máy sắp hết pin, máy được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp.

Nguy cơ đột quỵ khi quá tin tưởng vào máy đo huyết áp điện tử

Số đông bệnh nhân bị cao huyết áp đều sử dụng máy đo huyết áp điện tử tại nhà để đo huyết áp. Vì tính tiện dụng, đơn giản, dễ dùng, chỉ cần qua hướng dẫn có thể tự làm được. Máy đo huyết áp điện tử không yêu cầu kĩ thuật phức tạp, không cần người khác hỗ trợ khi đo. Nhưng nhiều người đo sai cách mà không biết, do đó quá tin tưởng vào kết quả tự mình kiểm tra được dẫn đến nguy cơ tai biến.

Ông Đỗ Văn N. ở Hòa Bình, năm nay 60 tuổi, gần đây thấy thường bị ù tai, mặt đỏ, đôi khi lại có biểu hiện buồn nôn. Ông đi khám bệnh thì được các bác sĩ kết luận bị tăng huyết áp và cho thuốc điều trị, hẹn 1 tháng sau tái khám. Khi về, Ông mua ngay máy đo huyết áp điện tử ở cửa hàng thiết bị y tế, vì máy tiện sử dụng sau khi được nhân viên cửa hàng hướng dẫn. Ông uống thuốc đều đặn do bác sĩ lê vào mỗi sáng và thực hiện đo huyết áp, thấy huyết áp ổn định nên ông rất mừng và an tâm.

Tháng thứ nhất trôi qua suôn sẻ, ông tin rằng mình đã biết cách kiểm soát tốt bệnh. Sau thăm khám bác sĩ vẫn kê thuốc cho ông. Ông đo huyết áp thấy ổn định nên tự ý dừng thuốc bác sĩ kê sợ tác dụng phụ. Chỉ sau vài hôm, ông phải vào viện cấp cứu do tai biến mạch máu não vì huyết áp tăng quá cao không được kiểm soát. Rất may sau thời gian điều trị tích cực, di chứng của bệnh để lại không nhiều.

Theo giải thích của bác sĩ, nguyên nhân khiến ông N. bị tai biến là do bà tự đo huyết áp nhưng chưa đúng cách, máy cho kết quả sai nhưng lại quá tin tưởng, bỏ thuốc điều trị dẫn đến tai biến

Khắc phục tình trạng này thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Văn Thông khuyên người bệnh đo huyết áp tại nhà vào buổi sáng khi ngủ dậy. Không đo khi vận động mạnh, tập thể dục hay khi quá đói, quá no, quá mệt mỏi. Vì vào thời điểm này chỉ số huyết áp không cho kết quả chính xác, thường sẽ cao hơn. Nên thực hiện đo huyết áp 3 lần, mỗi lần cách nhay 5-7 phút, sau đó lấy chỉ số tring bình của 3 lần đo để biết được mức độ huyết áp của mình. Nên thực hiện đo ở cả 2 cánh tay, bên nào có kết quả huyết áp cao hơn thì lấy chỉ số huyết áp bên đó làm kết quả thực. Nên thực hiện ghi chép mỗi lần đo để việc kiểm tra huyết áp của mình cụ thể và kiểm soát tốt hơn.

-Vị trí đo: Có 2 vị trí đo là bắp tay và cổ tay nhưng đo ở cổ tay cho kết quả chính xác hơn. Khi đo ở bắp tay nên đặt cánh tay ngửa trên mặt bàn, điểm cảm ứng của máy nằm trên nếp gấp khuỷu tay khoảng 3cm. Đối với máy đo ở cổ tay, khi đo cần gập tay một góc 45 độ.

-Tư thế đo: Khi đo huyết áp người bệnh cần thả lỏng người, không nói chuyện, không căng thẳng, ngồi trên ghế có tựa lưng, tay để trên bàn ngang với tim, chân chạm đất, thả lỏng chân và không được bắt chéo chân, không để tình trạng buồn tiểu, không ăn uống lúc này.

-Thiết bị đo: Với máy đo điện tử cần kiểm tra đảm bảo đủ pin, hoạt động nhạy và tốt. Không để máy đo ở nơi có nhiệt độ nóng sẽ gây sai kết quả đo, nhiệt độ phòng đo nên đảmbảo bình thường, không nóng cũng không lạnh, vì khi nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến co mạch, gây tăng huyết áp tạm thời. Chú ý quấn bao tay cần vừa phải, không được quá chặt, quá lỏng. Việc kiểm tra máy đo cũng cần được làm định kỳ, đó là khâu bảo dưỡng máy đảm bảo máy hoạt động tốt.

Hiện tại có 2 loại máy đo huyết áp tại nhà phổ biến là huyết áp kế điện tử và huyết áp kế dùng tay (khó thực hiện hơn do đòi hỏi người đo phải biết đếm nhịp tim nên ít được sử dụng hơn). Đối với mỗi loại máy đo có những đặc điểm riêng nhưng yêu cầu chung về tư thế, thời gian, số lần đo… thì người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó, người bệnh không nên quá tin tưởng, phụ thuộc vào chỉ số huyết áp tự đo được mà không tái khám hay bỏ dở điều trị vì dễ dẫn đến tai biến oan.