Thống kê cho thấy, bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có nguy cơ cao chịu các hậu quả nặng nề như: méo miệng, liệt, hôn mê,… Trong đó, liệt nửa người là di chứng rất khó khắc phục sau tai biến.
Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm; 20-30% có thể tự đi lại; 20-25% cần sự hỗ trợ của người khác; 15-25% bị liệt và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Quá trình hồi phục di chứng liệt thường kéo dài và nếu không sớm cải thiện sẽ dẫn đến những hậu quả như teo cơ, cứng khớp, viêm phổi, loét do nằm lâu,… ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sinh hoạt của người bệnh cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, việc chăm sóc phục hồi chức năng vận động, ý thức sau tai biến đóng vai trò rất quan trọng.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị liệt nửa người, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với xã hội mà còn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm khác như: viêm loét da do nằm lâu, viêm phổi, trầm cảm,… Thời gian tập luyện để phục hồi tốt nhất là trong năm đầu tiên. Bệnh nhân nên được luyện tập dần từng động tác, từ đơn giản đến phức tạp, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp l
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến cần tập luyện và phục hồi chức năng ngay sau khi qua thời gian nguy kịch hoặc lúc tay có thể tự di chuyển được. Người bệnh nên tập động tác của tay từ 3 - 5 giờ/ngày trong 3 - 6 tuần đầu tiên. Trong tháng đầu tiên, bệnh nhân nên được rèn luyện để tập làm các sinh hoạt các nhân hàng ngày như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh,… Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 6 sau tai biến, bệnh nhân nên tập đi bộ 5 phút và thực hiện các động tác như: cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, cầm nâng những đồ vật nặng nhẹ khác nhau,... trong khoảng 20 phút mỗi ngày. Người bệnh có thể sử dụng thêm các công cụ trợ giúp tay hoặc chân trong quá trình tập luyện. Sau 6 tháng, để cải thiện di chứng, bệnh nhân nên tăng cường đi bộ và tập các kỹ năng với mức độ khó dần, khoảng 20 giờ/tuần.