Các con số thống kê tại các cơ sở y tế cho thấy, ngày càng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đột quỵ não chỉ mới 30 – 40 tuổi. Thống kê của Hội Phòng chống đột quỵ não cho thấy, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200 nghìn người mắc bệnh này, trong đó có tới 50% tử vong, trong số bệnh nhân mắc tai biến mạch máu não, chỉ 10% có thể phục hồi hoàn toàn, đó là các trường hợp nhẹ hoặc được cấp cứu kịp thời. 

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc đột quỵ

Nhìn chung, đột quỵ không loại trừ bất kỳ ai, vì có những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn mà hiện tại y học chưa thể kiểm soát hết. Tuy nhiên, những người có đặc điểm sau sẽ có nguy cơ bị cao hơn:

- Người bị các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu); Người béo phì, ít vận động; Người hút thuốc lá, uống rượu bia... Người phải làm việc dưới áp lực cao, công việc trí óc… sẽ gặp các triệu chứng ban đầu: rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, tê mỏi chân tay khi cầm nắm quá lâu, thi thoảng gặp các cơn đau nhói ngực, hông…

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ:

- Tuổi cao: những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị đột quỵ. Tuổi càng cao càng dễ bị tai biến; Nam giới dễ bị đột quỵ hơn nữ giới; Di truyền: nếu gia đình bạn có người bị đột quỵ thì nguy cơ bạn bị bệnh này cao hơn.

- Ngủ quá ít: Nghiên cứu tại Đại học Emory và Trung tâm Đột quỵ & Khoa học thần kinh Marcus thuộc Bệnh viện Grady, Alanta cảu Mỹ, chỉ ra  rằng người trung niên và cao tuổi thường xuyên ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn những người có giấc ngủ bình thường.  Nguyên nhân là  do sự thay đổi nồng độ cortisol, một hormone stress quan trọng có nồng độ cao hơn ở người ngủ ít. Nồng độ hormone này tăng có thể gây rối loạn chức năng tế bào lót và bảo vệ mạch máu, và cảnh báo một đợt tai biến dẫn tới đột quỵ.

- Thường xuyên stress: Theo nghiên cứu của tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm thần tại Đại Edinburgh, Anh, các triệu chứng lo âu hay trầm cảm là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ đột quỵ.

- Làm việc theo ca: Nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả củahơn 34 nghiên cứu liên quan đến hai triệu người làm việc theo ca và đưa ra lời cảnh báo: làm việc theo ca có thể làm tăng  nguy cơ đau tim và đột quỵ rất lớm. Bởi vì vì người làm việc theo ca thì đồng hồ sinh học sẽ luôn bị rối loạn, ngủ ít và có thể hút thuốc nhiều, ngoài ra chế độ ăn uống không ổn định và không được tập thể dục đều đặn. 

- Ăn uống thiếu dinh dưỡng đặc biệt thiếu vi chất: Ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng gây ra các vấn đề về sức khỏe, máu và độ bền thành mạch, nhất là những trường hợp thiếu vitamin và khoáng chất. Do vậy một chế độ dinh dưỡng khoa học đảm bảo sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh xa đột quỵ.

Phải làm gì để phòng tránh đột quỵ não?

Nguyên nhân gây đột quỵ não có nhiều, do đó cần loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh về ăn uống sinh hoạt, thể dục, tinh thần… Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh, đây cũng là biện pháp chủ động phát hiện những bất thường về sức khỏe sớm để có biện pháp xử lí kịp thời.