Mặc dù chỉ chiếm 20% số ca đột quỵ nhưng xuất huyết não thực sự rất nguy hiểm. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt ở người cao huyết áp. Bệnh không chỉ để lại nhiều biến chứng cho người mắc mà còn có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Xuất huyết não là gì?
Xuất huyết não hay còn gọi là chảy máu não. Đây là một dạng của đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não). Khác với nhồi máu não, xuất huyết não xảy ra do mạch máu não bị đứt hoặc vỡ khiến máu chảy ra, xâm lấn vào tổ chức não và gây tổn thương não bộ.
Xuất huyết não được chia thành hai dạng chính, dựa vào vị trí chảy máu. Cụ thể đó là:
- Xuất huyết khoang dưới nhện hay còn gọi là xuất huyết màng não. Đây là tình trạng xuất huyết tại các mạch máu trên bề mặt não. Khi máu xâm chiếm gần hết không gian giữa não và hộp sọ, sẽ dần dần chảy vào dịch não tủy gây đau đầu dữ dội.
- Xuất huyết nội sọ là tình trạng chảy máu trong não. Các vị trí chảy máu có thể ở thùy não, tiểu não, não thất,...
Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não
Cao huyết áp được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ xuất huyết não. Khi huyết áp tăng cao kéo dài sẽ làm tăng áp lực của mạch máu, lâu dần gây giãn và phình mạch máu. Đến một lúc nào đó, mạch máu sẽ bị vỡ và gây xuất huyết não.
Bên cạnh đó, xuất huyết não còn được gây ra bởi rất nhiều yếu tố khác, đó là:
- Chấn thương đầu: Khi bị chấn thương vùng đầu bởi sự va chạm mạnh do tai nạn giao thông, lao động đều có thể gây xuất huyết não. Nguyên nhân này thường gặp ở người có độ tuổi dưới 50.
- Bệnh mạch máu não dạng bột (CAA): Đây là một bệnh lý được gay ra bởi sự bất thường cấu trúc của một protein có tên Cystain. Khi protein này tích tụ và thẩm lậu vào mạch máu sẽ khiến thành mạch bị tổn thương và gây vỡ mạch máu.
- Dị dạng mạch máu: Các mạch máu bị dị dạng, bất thường sẽ suy yếu và dễ gây ra tình trạng xuất huyết não.
- Do rối loạn quá trình đông máu: Những người có bệnh nền máu khó đông hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ làm tụt giảm số lượng tiểu cầu trong máu, làm tăng nguy nguy cơ xuất huyết não.
- Hiện tượng phình mạch máu: Mạch máu khi suy yếu bởi nguyên nhân nào đó dẫn đến hiện tượng phình mạch, gây vỡ và chảy máu não.
- Sự tích tụ của chất béo trong động mạch tạo thành các mảng bám.
- Sự xuất hiện cục máu đông trong não hoặc di chuyển đến não từ một bộ phận khác của cơ thể có thể làm thành mạch tổn thương và gây rò rỉ.
- Do các khối u não chèn ép đến mô não, từ đó gây chảy máu.
- Do thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên.
Cao huyết áp kéo dài dẫn tới đột quỵ xuất huyết não
Các triệu chứng xuất huyết não thường gặp
Nhìn chung, dấu hiệu xuất huyết não đều tương tự như các triệu chứng điển hình của cơn đột quỵ. Các triệu chứng xuất huyết não thường xuất hiện sớm, trong khoảng thời gian đầu khi người bệnh còn tỉnh táo. Sau 30-90 phút kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ xuất huyết não, các triệu chứng sẽ nặng dần. Cụ thể, người bệnh có thể cảm thấy:
- Đột nhiên đau đầu dữ dội, chân tay yếu, bước đi loạng choạng, mất thăng bằng.
- Đột ngột không nói được hoặc nói ngọng, nói lắp, miệng méo, mặt lệch.
- Tê liệt một bên người, khó cử động.
- Có thể đại - tiểu tiện không tự chủ.
- Hô hấp khó khăn.
- Trí nhớ sa sút, nhớ nhớ quên quên.
- Có thể xảy ra cơn động kinh, co giật.
- Khó nuốt.
Khi nhận thấy người đối diện có những biểu hiện trên, bạn nên gọi cấp cứu cho họ ngay lập tức. Điều này sẽ giúp người bệnh đột quỵ xuất huyết não có thể được cấp cứu trong thời gian vàng, hạn chế tối đa hậu quả mà bệnh gây ra.
Đau đầu dữ dội là dấu hiệu xuất huyết não thường gặp
Cách chẩn đoán xuất huyết não
Để chẩn đoán xác định xuất huyết não, ngoài các dấu hiệu đặc trưng trên, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp như: Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, điện não đồ,... Cụ thể:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là một biện pháp giúp xác định xuất huyết não nhanh chóng, hiệu quả.
- Chọc dò tủy sống: Trong trường hợp nghi ngờ xuất huyết màng nhện, người bệnh được chỉ định thực hiện chọc dò tủy sống để lấy dịch não tủy, xét nghiệm kiểm tra xem có sự xuất hiện của máu không.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá khả năng đông máu để biết được chính xác người bệnh có bị rối loạn đông máu không.
- Tiến hành chụp động mạch để xác định chứng phình động mạch hoặc dị dạng động mạch.
- Thực hiện điện não đồ, chụp X-quang, phân tích nước tiểu,...
Xuất huyết não có nguy hiểm không?
Xuất huyết não là bệnh có tính nguy hiểm cao bởi hậu quả mà nó gây ra rất nặng nề. Người bệnh xuất huyết thường bị rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch, rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Phần lớn người bệnh sẽ tử vong sau khoảng 48 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp xuất huyết bán cầu đại não (não thất), người bệnh dễ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, toàn thân co cứng, co giật, sốt cao. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp này lên tới trên 80%.
Bên cạnh đó, bệnh còn để lại các biến chứng nặng nề như:
- Liệt nửa người: 80% người bệnh đột quỵ não đều mắc phải di chứng này. Khi đó, mọi hoạt động của họ đều cần đến sự giúp đỡ của người thân, rất bất tiện trong sinh hoạt. Thậm chí, tình trạng liệt còn gây ra nhiều biến chứng khác như: Co cứng cơ, biến dạng khớp, loét da,...
- Giao tiếp khó khăn do khả năng nói và biểu đạt của người bệnh xuất huyết đều bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Nhận thức giảm sa sút: Người bệnh có những biểu hiện như thờ ơ, sa sút trí nhớ.
- Ảnh hưởng đến hô hấp: Các bệnh như viêm phổi, suy hô hấp thường gặp sau cơn đột quỵ xuất huyết não.
- Cảm xúc thay đổi thất thường, cáu giận vô cớ hoặc dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Xuất huyết não có thể khiến người bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ
Điều trị đột quỵ xuất huyết não
Với mỗi dạng xuất huyết não, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:
Điều trị xuất huyết não màng nhện
Nguyên tắc điều trị xuất huyết não màng nhện là loại bỏ túi phình động mạch ra hỏi hệ thống tuần hoàn. Có hai cách để loại bỏ các túi phình động mạch này:
- Tiến hành mổ giúp kẹp phần cổ túi phình động mạch, tránh để vỡ.
- Đưa một dụng cụ có tên coli đi vào trong lòng mạch đi tới túi phình, đồng thời thực hiện bơm chất giúp tạo cục máu đông trong túi phình. Điều này sẽ giúp máu không tràn vào trong túi phình, thay vào đó cục máu đông sẽ được tạo ra trong túi phình. Tiến hành loại bỏ túi phình ngay sau đó.
Điều trị xuất huyết nội sọ
Kiểm soát huyết áp là nguyên tắc đầu tiên để điều trị xuất huyết nội sọ. Sau đó tiến hành giải áp cho nhu mô não bằng cách can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ. Thực hiện mở sọ giúp giảm áp lực nội sọ khi không thể làm phẫu thuật.
Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết não do khối u não, rối loạn đông máu hay bị dị dạng mạch máu, sẽ có cách giải quyết khác:
- Điều trị rối loạn đông máu bằng thuốc điều trị đặc hiệu.
- Loại bỏ khối u nếu khối u đó là nguyên nhân gây xuất huyết não.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị đột quỵ xuất huyết não có thể kể đến đó là:
- Thuốc chống động kinh để kiểm soát các cơn động kinh, co giật nếu người bệnh có dấu hiệu này.
- Thuốc giảm đau để kiểm soát các cơn đau đầu.
- Thuốc điều trị trầm cảm, lo âu.
- Thuốc điều trị huyết áp.
Hỗ trợ cải thiện bệnh bằng sản phẩm thảo dược
Để phục hồi chức năng và phòng ngừa xuất huyết não tái phát, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Điển hình là sản phẩm có thành phần chính nattokinase. Với thành phần chính được chiết xuất từ món đậu tương lên men, sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi các chức năng liệt, méo miệng sau đột quỵ não an toàn, hiệu quả.
Nattokinase giúp cải thiện, phục hồi di chứng sau đột quỵ xuất huyết não
Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh xuất huyết não
Để người bệnh xuất huyết có thể hồi phục, cần lập ra một kế hoạch chăm sóc chi tiết, đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi chăm sóc cho người bệnh xuất huyết não
- Xây dựng kế hoạch luyện tập và vận động phù hợp với thể trạng của người bệnh. Các bài tập cần đi từ mức nhẹ đến nặng, cơ bản đến nâng cao, giúp người bệnh phục hồi các chức năng sau cơn đột quỵ não.
- Điều chỉnh các thói quen để phòng ngừa bệnh tái phát như: Không tắm đêm, không thức khuya, luôn giữ thân nhiệt ổn định, giữ tinh thần lạc quan thoải mái,...
- Không hút thuốc, uống rượu bia và các chất kích thích.
- Điều trị thật tốt các bệnh nền cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,...
- Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc khác mà không hỏi ý kiến của thầy thuốc.
- Cần hỗ trợ vệ sinh các nhân cho người bệnh, tránh gây các tình trạng viêm loét, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ xuất huyết não
Người bệnh xuất huyết não thường gặp khó khăn trong việc ăn uống bởi di chứng méo miệng, liệt hầu họng. Do đó, để người bệnh có thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên cho người bệnh xuất huyết ăn thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, canh,...
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo người bệnh được cung cấp đều đặn những chất dinh dưỡng.
- Giảm dần lượng muối trong khẩu phần ăn mỗi ngày, giúp kiểm soát huyết áp, rối loạn mỡ máu hiệu quả.
- Tích cực ăn rau xanh, trái cây, các loại nước ép để cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất, nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp,...
Người bệnh xuất huyết não nên hạn chế dùng đồ đóng hộp
Đột quỵ xuất huyết não tuy chỉ chiếm 20% số ca đột quỵ nhưng hậu quả mà bệnh gây ra rất nghiêm trọng. Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh tốt nhất. Nếu còn băn khoăn về đột quỵ xuất huyết não, bạn hãy để lại câu hỏi, thông tin tại phần bình luận phía dưới, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp tận tình và chi tiết nhất.
Lan Khuê
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14480-brain-bleed-hemorrhage-intracranial-hemorrhage