Theo tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc đột quỵ là 500 – 800/100.000 dân, chiếm tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ ba sau ung thư và nhồi máu cơ tim. Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số người cao tuổi ngày càng gia tăng và tất nhiên không nằm ngoài quy luật trên.

1. Nguyên nhân

1.1.  Nguyên nhân không thể thay đổi được: Tuổi cao, giới tính nam, chủng tộc, yếu tố di truyền…

1.2.  Nguyên nhân có thể thay đổi được: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, nghiện thuốc lá, chứng đau đầu Migraine, béo phì, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động...

Trong đó nguyên nhân hàng đầu là: Tuổi cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim mạch

2.      Khái niệm “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ: Là khoảng thời gian 3-5 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ. Nếu bệnh nhân được cấp cứu đúng cách trong khoảng thời gian này thì sự phục hồi sẽ rất khả quan.

3.      Chăm sóc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ

     Gọi ngay đến cơ sở y tế gần nhất khi phát hiện người bị đột quỵ, áp dụng các biện pháp sơ cứu sau trong lúc đợi xe cấp cứu:

3.1.  Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng (nếu có liệt thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên lành), đầu hơi nâng nhẹ cả khi di chuyển đến viện.

3.2.  Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

3.3.  Lau đờm dãi, bỏ các vật hoặc thức ăn trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở.

3.4.  Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng    cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5.

4.      Một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng

4.1.  Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa,…

4.2.  Nên ăn nhiều bữa trong ngày để tránh hạ đường huyết, ảnh hưởng đến sự phục hồi của não bộ.

4.3.  Hạn chế: muối, chất béo, phủ tạng động vật; rượu, các loại nước ngọt, nước uống có ga; hút thuốc lá.

5.      Chế độ sinh hoạt

5.1.  Nếu bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào các vị trí bị tì đè như lưng, mông,…

5.2.  Tập luyện hằng ngày với cường độ vừa phải, tăng dần tùy mức độ di chứng liệt. Duy trì cả khi di chứng đã hồi phục.