Các chuyên gia cho rằng, mất trí nhớ là một trong số những biến chứng đáng sợ nhất với nhiều bệnh nhân tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não). Việc suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, khiến bệnh nhân không còn nhận ra người thân, bạn bè và tìm được niềm vui cho cuộc sống. Mất trí cũng khiến cho khả năng phục hồi các chức năng khác như vận động, khôi phục kỹ năng ngôn ngữ kém đi. Chứng mất trí hình thành do các vùng não nhỏ bị tổn thương sau cơn tai biến.

5 bài tập khôi phục nhận thức tốt cho người tai biến

Sau khi trải qua cơn tai biến, rất nhiều người bệnh gặp vấn đề về trí nhớ và nhận thức. Điều này đòi hỏi người chăm sóc phải kiên trì, luôn bên cạnh hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập để cải thiện não bộ.

Đầu tiên là với vấn đề trí nhớ. Bệnh nhân tai biến có thể mất đi khả năng ghi nhớ không gian, thời gian địa điểm, những nơi đã từng đi qua hoặc gắn bó thân thuộc.

Người bệnh thậm chí không còn ký ức về những người thân xung quanh. Hãy giúp họ phục hồi trí nhớ một cách từ từ. Sau đó tăng dần độ khó bằng cách tình huống thử thách để giúp bệnh nhân tai biến khôi phục tư duy và trí tuệ như trước đây.

1. Khả năng ghi nhớ

Hãy rèn luyện khả năng ghi nhớ cho người bệnh tai biến bằng cách tạo điểm nhấn cho người hoặc sự việc. Ví dụ: Khi muốn bệnh nhân nhớ về một ai đó thì hãy nhắc chi tiết ấn tượng của người đó.

2. Rèn luyện kỹ năng thị giác

Hãy đưa người bệnh vào một căn phòng để đồ đạc có sự sắp xếp trật tự. Giới thiệu cho họ rồi đưa họ ra ngoài, cất bớt một số đồ khỏi vị trí ban đầu. 2 – 3h sau, đưa người bệnh quay trở lại căn phòng và hỏi xem họ có nhớ các vật dụng đó để ở chỗ nào hay không.

3. Tập đọc ngược

Hãy rèn luyện bộ não cho người bệnh bằng việc yêu cầu họ đọc ngược số thứ tự, các ngày trong tuần, các tháng trong năm, thậm chí là các chữ trong bảng chữ cái để tăng cường khả năng ghi nhớ.

4. Lặp đi lặp lại

Lặp lại các vấn đề trong ngày để người bệnh có thể ghi nhớ một cách dần dần. Ví dụ như thời gian uống thuốc trong ngày, uống sữa, ăn cháo, đi dạo, xem tivi…

5. Bản đồ tư duy

Hãy giúp người bệnh lập một bản đồ tư duy cho riêng họ. Tất cả những vấn đề họ quan tâm được cụ thể, rõ ràng bằng các kế hoạch khoa học. Đây là cách rèn cho bộ não của người bệnh khôi phục dần khả năng nhận thức.

Theo các chuyên gia, phòng ngừa có vai trò rất quan trọng đối với căn bệnh tai biến mạch máu não. Mọi người hãy tập trung điều trị các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh tim, tìm cách hạ huyết áp, ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol, ăn uống lành mạnh, và thường xuyên vận động cơ thể…

Việc thay đổi lối sống sẽ cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của bạn. Bởi lẽ, khi tuổi trung niên đến, bạn sẽ tăng dần nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não vì cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao, chỉ số huyết áp cao…