Đột quỵ não tuy nguy hiểm nhưng nếu được sơ cứu kịp thời sẽ hạn chế đáng kể hậu quả mà bệnh gây ra. Sơ cứu người bệnh đột quỵ phải được thực hiện nhanh chóng và chính xác, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ được các bước sơ cứu đột quỵ chính xác nhất.
Nhận biết dấu hiệu cơn đột quỵ
Nắm rõ các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là điều cần thiết để bạn có thể nhận diện chính xác người đối diện có đang bị đột quỵ hay không. Một số dấu hiệu đột quỵ não điển hình mà bạn cần nắm rõ đó là:
- Chân tay yếu, tê cứng, khó cử động hay cầm nắm: Cách tốt nhất để xác định dấu hiệu này đó là bạn hãy yêu cầu người bệnh giơ cánh tay lên cao. Nếu họ không thể giơ được cánh tay thì rất có thể người đó đã bị đột quỵ não.
- Nói ngọng, méo miệng, nói khó đột ngột, lưỡi tê cứng.
- Mắt mờ đột ngột, tầm nhìn giảm.
- Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.
- Chóng mặt, có cảm giác buồn nôn, nôn.
Nếu nhận thấy người đối diện có hầu hết những đặc điểm trên, khả năng cao người bệnh đã bị đột quỵ não. Lúc này, bạn cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho người đột quỵ.
Người bị đột quỵ não thường có dấu hiệu méo miệng
Cách sơ cứu người bệnh đột quỵ não
Sơ cứu đột quỵ não cần phải đảm bảo nguyên tắc: Nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Nếu thực hiện đúng sẽ giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh. Tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà sẽ có phương pháp xử lý thích hợp trong từng bước. Tuy nhiên, các bước sơ cứu người đột quỵ não chủ yếu sẽ bao gồm:
Thực hiện gọi cấp cứu 115
Ngay sau khi đã xác nhận người bệnh đang có những dấu hiệu của cơn đột quỵ não qua quy tắc Fast, bạn cần giữ bình tĩnh để tiến hành gọi cấp cứu. Khi gọi cấp cứu 115, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về người bệnh, cụ thể:
- Tên, tuổi người bệnh
- Tình trạng hiện tại cụ thể: Miêu tả ngắn gọn nhưng phải đúng và đủ về các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải: Người bệnh đang còn tỉnh táo hay hôn mê, có đi lại được không, có nói được không, có nhận thức được các sự việc không,...
- Bệnh nền: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... nếu mắc kèm.
- Cung cấp tên thuốc mà người bệnh đang dùng gần đây (nếu có).
Việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác sẽ giúp nhân viên y tế tóm lược được tình trạng bệnh của nạn nhân, từ đó sẽ có những chẩn đoán và đưa ra cách điều trị chính xác hơn.
Gọi 115 là bước đầu để sơ cứu người đột quỵ não
Theo dõi, hỗ trợ cấp cứu người bệnh đột quỵ não
Trong lúc chờ nhân viên y tế đến cứu hộ, bạn cần quan sát, theo dõi người bệnh đột quỵ thường xuyên.
Trong trường hợp người đột quỵ còn ý thức, tỉnh táo: Bạn có thể thực hiện các bước dưới đây giúp hỗ trợ quá trình cấp cứu:
- Đặt người bị đột quỵ não tại vị trí thoải mái nhất, không nên đứng sát vào người bệnh để cho họ có không gian thoáng khí.
- Cho người bệnh nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, với phần vai được nâng cao, hạn chế di chuyển người bệnh.
- Nếu người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn, cần đổi tư thế sang nằm nghiêng sẽ an toàn hơn. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên để người bệnh ở tư thế này vì sẽ đảm bảo đường thở người bệnh không gặp phải các biến chứng như sặc, tắc đường thở bởi chất nôn.
- Cởi bớt cúc áo, khăn quàng cổ nếu người bệnh mặc quần áo quá chật, điều này sẽ giúp lưu thông máu lên não tốt hơn.
- Nếu người bệnh bị lạnh, bạn nên đắp thêm chăn hoặc khoác áo ấm cho họ.
- Trò chuyện với người bệnh để họ không rơi vào trạng thái hôn mê, đồng thời trấn an và động viên người bệnh.
Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Di chuyển người đột quỵ đến vị trí thoáng mát.
- Theo dõi nhịp thở người bệnh bằng cách nâng cằm của họ cùng đầu nghiêng về phía sau. Lắng nghe âm thanh nhịp thở của họ để xác nhận đường thở người bệnh không gặp vấn đề gì.
- Nếu bạn không thấy người bệnh có dấu hiệu thở, hãy thực hiện hồi sức tim phổi cho họ. Hồi sức tim phổi cần được thực hiện chính xác phụ thuộc vào các yếu tố vị trí, ép, tốc độ ép, cường độ ép. Với người bệnh là nam, vị trí ép tim là giao điểm của đường thẳng dọc xương ức với đường nối giữa 2 đầu ngực. Với người bệnh là nữ, vị trí ép là điểm nằm phía trên mỏm xương ức rồi ép ở điểm phía trên khoảng 2 đốt ngón tay. Thực hiện ép với độ sâu từ 4-5 cm, tốc độ 100 - 120 lần/phút.
Đặt người bệnh nằm nghiêng khi sơ cứu đột quỵ não
4 điều tuyệt đối không nên làm khi sơ cứu đột quỵ
Bên cạnh cách sơ cứu người bệnh đột quỵ đã trình bày ở trên, bạn cần ghi nhớ 4 việc dưới đây tuyệt đối không được làm đối với người đột quỵ. Cụ thể:
- Không được tự ý cho người bệnh ăn hay uống bất cứ đồ gì. Khi bị đột quỵ, người bệnh dễ bị rối loạn nuốt. Do đó, khi cho người bệnh đột quỵ ăn hay uống lúc đó có thể gây sặc, nghẹn, tắc đường thở, hậu quả là viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
- Không cho người bệnh uống bất cứ loại thuốc nào vì chưa biết loại đột quỵ mà họ gặp phải là nhồi máu não hay xuất huyết não. Nếu tự ý cho người đột quỵ uống thuốc có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
- Tuyệt đối không tự ý chở người bệnh đến bệnh viện. Đột quỵ não dễ chuyển biến nặng hơn trong những giờ đầu tiên. Do đó thay vì tự ý đưa người đột quỵ đến bệnh viện bằng phương tiện không chuyên dụng, vị trí và tư thế của người bệnh không đúng, thì cách tốt nhất là nên gọi cấp cứu 115 và theo dõi người bệnh trong lúc chờ nhân viên y tế đến.
- Không áp dụng các phương pháp mẹo dân gian như: Châm cứu, bấm huyệt, cạo gió... vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tuyệt đối không cạo gió để sơ cứu người đột quỵ não
Nghiên cứu cho thấy, người bệnh đột quỵ não càng được đưa đến sớm bao nhiêu thì cơ hội hồi phục sẽ cao hơn. Nếu được cấp cứu trong vòng 90 phút từ lúc cơn đột quỵ đột quỵ khởi phát, trung bình cứ 3 người được điều trị thì có 1 người trở về trạng thái bình thường. Nếu đưa bệnh nhân đến sớm 15 phút thì khả năng người mắc hồi phục sẽ tăng 4%. Do đó, cần sơ cứu và đưa người đột quỵ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó để phòng ngừa đột quỵ não, các chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính nattokinase ra đời năm 2006 là sự lựa chọn an toàn hiệu quả để ngăn ngừa đột quỵ. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn đều cho kết quả rất tích cực, hỗ trợ làm tan cục máu đông, phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Nếu còn băn khoăn, mời bạn để lại câu hỏi tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn sớm nhất.
Lan Khuê
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-stroke/basics/art-20056602
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319007#stroke-symptoms
https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-first-aid#recovery