Việc mất khả năng ngôn ngữ, không thể diễn đạt ý mình muốn nói gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân đột quỵ não. Điều này không chỉ khiến người chăm sóc vất vả hơn mà còn làm bệnh nhân rơi vào trạng thái tự ti, trầm cảm. Vì vậy, hãy học ngay 6 mẹo đặc biệt giúp kích thích khả năng ngôn ngữ ở người đột quỵ não.
6 mẹo ĐẶC BIỆT giúp kích thích ngôn ngữ sau cơn đột quỵ não
Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ não đòi hỏi tính kiên trì rất cao ở người nhà bệnh nhân. Bởi lẽ, các di chứng do đột quỵ để lại rất nặng nề khiến cho quá trình hỗ trợ người bệnh trở nên vất vả. Một trong những di chứng tác động không nhỏ đến cuộc sống bệnh nhân đó là việc mất khả năng ngôn ngữ. Khi cơn đột quỵ xảy ra, nhiều người bệnh chỉ ú ớ, nói không rõ tiếng, không diễn đạt được ý muốn của mình, làm việc chăm sóc của người nhà trở nên khó khăn. Do vậy, kích thích ngôn ngữ, khơi dậy khả năng nói cho người bệnh sau đột quỵ là việc làm vô cùng cần thiết.
Trong những năm qua, các nghiên cứu về hành vi và thần kinh đã chỉ ra rằng, những can thiệp khôi phục có thể thúc đẩy sự thay đổi thần kinh ở bệnh nhân đột quỵ, nhằm cải thiện chức năng ngôn ngữ. Việc tổ chức lại chức năng ngôn ngữ ở bệnh nhân có liên quan đến sự tương tác giữa các vùng bán cầu não trái bị tổn thương với vùng đồng nhất ở bán cầu não phải.
Vì vậy, cần một quá trình để kích thích ngôn ngữ người bệnh sau cơn đột quỵ:
1. Nói về những điều người bệnh thích quan tâm như gia đình, bạn bè, sở thích hoặc xem qua các album ảnh gia đình; sử dụng bất kỳ hình ảnh nào có thể hỗ trợ.
2. Hãy thử khuyến khích người bệnh hát, hoặc thậm chí bắt đầu bằng cách ngâm nga giai điệu một số bài hát yêu thích của người đó, ngay cả những câu hát đơn giản như "sinh nhật vui vẻ". Nghiên cứu cho thấy, âm nhạc chủ yếu được lưu giữ ở phía bên phải của não, kích thích bên trái bị tổn thương sau đột quỵ, do đó, hãy HÁT, HÁT, HÁT!
3. Nói về những điều quan trọng như cảm xúc, trách nhiệm, vấn đề, tài chính…
4. Xem các chương trình sử dụng ngôn ngữ hoặc toán học.
5. Chơi các trò chơi theo bảng kích thích ngôn ngữ
6. QUAN TRỌNG NHẤT – hãy để người bệnh có thể tiếp tục thực hiện những sở thích và hoạt động họ đã luôn làm!
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chia sẻ một số mẹo để tăng khả năng nói sau khi đột quỵ như sau:
Cho người bệnh thêm thời gian để nói chuyện.
Tiếng ồn có thể khiến bệnh nhân khó nghe hơn. Vì vậy hãy:
- Tắt TV, radio, đầu đĩa CD.
- Để bệnh nhân ngồi xa máy điều hòa, máy giặt, máy rửa bát đĩa.
- Đừng cố nói chuyện trong xe hoặc trên đường phố.
- Sử dụng ảnh hoặc bản vẽ đơn giản.
- Viết ra từ khóa, ý tưởng quan trọng nhất trong cuộc thảo luận.
- Nếu họ không hiểu, hãy cố gắng nói theo cách khác.
Hãy nhớ rằng, việc cố gắng kích thích ngôn ngữ, luyện tập khả năng nói cho người bệnh có thể gây bực bội cho tất cả mọi người. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tạo cho bệnh nhân sự vui vẻ, hài hước, thoải mái.