Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.
Chuối và các loại rau quả giàu kali: Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.
Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.
Nước ép cần tây: Dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt), chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
Cà chua: Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P,
Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
Sữa đậu nành: Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Bạn nên dùng mỗi ngày 1 cốc.
Nguyên tắc ăn uống cho người tai biến mạch máu não hoặc dự phòng là thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa.
Cần phân bố đều 3 – 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn.
Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến, hạn chế các chế phẩm ăn sẵn và từ động vật.
Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém.