Hình ảnh mãi ở trong một chiếc xe lăn là nỗi ám ảnh nặng nề với những người bị tai biến mạch máu não. Di chứng liệt vận động khiến cho bệnh nhân phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. Vậy có cách nào để cải thiện di chứng này hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Tai biến mạch máu não (đột quỹ não) là gì?
Tai biến mạch máu não xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết. Cơn tai biến xảy đến cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời để được điều trị sớm nhằm giảm tổn thương não và các biến chứng tiềm năng.
Các dạng tai biến mạch máu não
Có 2 dạng tai biến mạch máu não thường gặp:
- Chảy máu não: Chiếm 15% các trường hợp bị tai biến. Nguyên nhân do tăng huyết áp hoặc vỡ phình mạch, hay dị dạng mạch máu não, gây xuât huyết dưới màng nhện.
- Thiếu máu cục bộ: Chiếm tỉ lệ phổ biến trong các trường hợp tai biến (85%). Nguyên nhân chính do xơ vữa động mạch não, bệnh tim (bệnh van tim, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…..), tắc mạch do nguyên nhân khác (tắc mạch hơi).
Các cơn tai biến mạch máu não xảy ra, để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh như liệt vận động, suy giảm nhận thức, mất khả năng ngôn ngữ…. Trong đó, liệt hệ vận động là một trong những di chứng nặng nề nhất.
Dưới đây là một số cách giúp lấy lại chuyển động ở chân tay tê liệt cho người bệnh:
1. Bắt đầu học lại cảm giác (nếu cần)
Thông thường, khi không có cử động trong các chi thì bạn cũng bị mất cảm giác ở những bộ phận này. Vì vậy, việc khôi phục lại chức năng vận động trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn có thể lấy lại cảm giác thông qua các bài tập về giáo dục cảm giác.
2. Di chuyển, mở rộng phạm vi chuyển động của bạn
Muốn các bên chân, tay bị liệt vận động trở lại, bạn cần thay đổi vị trí chuyển động của chúng thường xuyên. Điều này cần tới sự giúp đỡ của người thân để bạn có thể di chuyển cánh tay hoặc chân một cách dễ dàng. Việc tăng cường các bài tập vận động cho tay, chân bị liệt giúp tránh làm cứng các cơ bắp và thúc đẩy sự linh hoạt.
3. Bắt đầu tập thể dục thụ động để lấy lại bộ não khỏe mạnh
Để lấy lại chuyển động ở bộ phận chân tay bị tê liệt, bạn cần phải kết nối phần tâm trí với cơ bắp, bằng cách kích hoạt các nơ ron thần kinh não.
Bạn nên thường xuyên thực hành các bài tập phục hồi chức năng. Lúc đầu, bạn có thể bắt đầu với các bài tập thụ động, nơi bạn được hỗ trợ tay chân thông qua mỗi chuyển động. Điều này kích hoạt các nơ ron thần kinh não và kết nối tâm trí của bạn với phần cơ bắp.
Khi tiếp tục thực hành bài tập thụ động, bạn có thể bắt đầu lấy lại chuyển động. Vì thế, bạn hãy tích cực tập thể dục.
4. Sử dụng kích thích điện
Một cách tuyệt vời để tăng lợi ích từ việc tập thể dục là thêm một số kích thích điện (hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện). Kích thích điện sẽ làm cho các cơ bị ảnh hưởng co lại và tăng thêm cảm giác cho não. Từ đó, đẩy nhanh quá trình kết nối tâm trí với cơ bắp của bạn.
5. Hình dung các chân tay bị tê liệt của bạn chuyển động được
Khi bạn hình dung một bên chân tay bị tê liệt chuyển động được, não bạn sẽ kích hoạt các nơ ron thần kinh, giúp kết nối tâm trí với cơ bắp. Từ đó, kích thích khả năng vận động trở lại của tay chân bị liệt ngay chính trên giường bệnh.
6. Liệu pháp gương
Liệu pháp gương hướng dẫn bạn đặt một tấm gương trên chân, tay bị liệt để bạn có thể nhìn thấy những chuyển động từ bên chân tay không bị liệt. Hình ảnh phản chiếu lên bộ não từ 'thủ thuật' này giúp bạn nghĩ rằng, bạn đang di chuyển được cánh tay hoặc chân mình, giúp kích thích bộ não hoạt động nhiều hơn và tăng tốc độ phục hồi di chứng liệt.
Có thể thấy, quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh sau cơn tai biến chính là tổ chức lại hệ thống thần kinh trung ương. Quá trình này chứng kiến sự thay đổi trong cách bộ não phản ứng với các chấn thương như thế nào.
Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân tai biến cần làm càng sớm càng tốt. Lý do là để phòng tránh các biến chứng sớm như loét điểm tỳ, viêm phổi - phế quản, viêm đường tiết niệu do nằm lâu một tư thế.
Để phục hồi di chứng liệt sau cơn tai biến người nhà cũng cần kiên trì hỗ trợ bệnh nhân thực hiện một số bài vận động như sau:
- Khi bệnh nhân nằm trên giường, người nhà cần đổi tư thế nằm cho người bệnh, lăn trở thường xuyên, tránh để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế. Chú ý thực hành tư thế đúng ở trên giường (nằm ngửa, nằm nghiêng bên lành, nằm nghiêng ở bên bị liệt), tư thế đúng khi ngồi xe lăn, khi ngồi trên giường...
- Người nhà cần giúp đỡ bệnh nhân thực hiện vận động các khớp cổ, chân, tay… tránh bị co cơ và teo cơ.
- Khi người bệnh có tiến triển tốt, hãy cho họ thực hiện các bài tập cầm, nắm từ mức nâng đồ vật nhẹ đến nặng dần lên.
- Sau đó cho bệnh nhân tập đi bộ. Thời gian đi bộ tăng dần tùy theo sức khỏe người bệnh.