Số liệu thống kê gần đây cho thấy nguy cơ đột quỵ ở những người trẻ tuổi đang tăng mạnh. So với năm 1990, đột quỵ do thiếu máu não tăng lên 53% trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi vào cuối những năm 2000. Bên cạnh đó các yếu tố gây ra nguy cơ đột quỵ có xu hướng gia tăng như: huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, hàm lượng cholesterol trong máu cao, bệnh tim bẩm sinh và hút thuốc.

Nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi?

Các nguyên nhân gây đột quỵ ở những người trẻ thường đa dạng hơn và tương đối phổ biến so với những người lớn tuổi. Hầu hết các ca đột quỵ ở người lớn tuổi là do xơ vữa động mạch, hoặc chất béo và canxi tích tụ trong động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu. Trong khi đó, với những người trẻ bị đột quỵ, những nguyên nhân gây ra đột quỵ thường do bị các bệnh lý về tim mạch hoặc là do lối sống không không khoa học.

Một nửa số ca đột quỵ ở những người trẻ tuổi là do thiếu máu. Mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn. Khoảng 15% tất cả các đột quỵ do thiếu máu xảy ra ở người trẻ tuổi (dưới 40) và thanh thiếu niên. Một nửa trường hợp đột quỵ ở những người trẻ tuổi là do xuất huyết, xảy ra khi một mạch máu yếu vỡ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra xuất huyết là do huyết áp cao không kiểm soát được.

Một tin tốt lành là so với những người lớn tuổi, bệnh nhân đột quỵ trẻ có xu hướng khỏe mạnh trở lại và phục hồi tốt hơn. Bộ não của bệnh nhân trẻ tuổi có xu hướng mau phục hồi. Các phần khác trong não giúp hồi phục và bù đắp các tổn hại từ các cơn đột quỵ. Người trẻ thường ít có bệnh tim và viêm khớp do đó có thể làm giảm điều trị vật lý trị liệu và họ thường tiềm năng nhiều hơn để phục hồi.

Vì sao tỷ lệ đột quỵ gia tăng ở người trẻ?

Một số các yếu tố như y tế, kinh tế xã hội và lối sống dường như có một ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng gia tăng tỉ lệ đột quỵ.

Người trẻ tuổi thường chủ quan, ít khi gọi cấp cứu khi có các triệu chứng giống như bị đột quỵ do họ không tin rằng họ có nguy cơ bị đột quỵ. Khi họ đến phòng cấp cứu, việc chẩn đoán cho bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ thường bị trì hoãn có thể do chẩn đoán nhầm là đau nửa đầu. Một số chuyên gia y tế vẫn chủ quan cho rằng đột quỵ đa số xảy ra ở người già vì vậy bệnh nhân trẻ tuổi thường bị bỏ qua các triệu chứng liên quan.

Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh béo phì ở người trẻ gia tăng, dẫn đến tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn, tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu ở giới trẻ.

Phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao khi sử dụng thuốc tránh thai còn đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao khi thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng đồ uống kích thích.

Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp, khi bị đau nửa đầu cũng nên được theo dõi để phát hiện kịp thời bệnh. Nếu trong gia đình có người bị huyết áp cao, bạn cần phải theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên và chú ý đến các dấu hiệu lạ để có cách phòng ngừa thích hợp. Khi bị huyết áp cao trong thời gian mang thai, nên theo dõi huyết áp của bạn. Phụ nữ trẻ, những người có huyết áp cao trong thời kỳ mang thai được khuyến cáo nên khám và tư vấn chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát huyết áp.

Phòng ngừa đột quỵ cho người trẻ tuổi như thế nào?

Các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ phổ biến có thể xuất hiện nhiều hơn ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ đang có lối sống ít vận động, dẫn đến việc bị béo phì, tiểu đường, sử dụng ma túy bất hợp pháp, uống rượu và hút thuốc lá, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người trẻ tuổi. Thay đổi các thói quen này có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ như không hút thuốc, tham gia vận động hàng ngày, duy trì cân nặng phù hợp, ăn nhạt và nhiều trái cây, rau xanh, kiểm soát đường huyết, mỡ máu…