Rất nhiều trường hợp tắm gội đêm gây đột quỵ. Vì sao lại như vậy, bài viết sau đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như có sinh hoạt phù hợp, tránh được căn bệnh nguy hiểm trên.

Có phải đột quỵ xảy ra khi tắm gội về đêm?

Một cô gái sau khi thoát khỏi tử thần do đột quỵ đã có những chia sẻ trên mạng xã hội Facebook và nhận được rất nhiều quan tâm cũng như chia sẻ của mọi người. Theo cô gái này cho biết, sau buổi đi làm về mệt mỏi nên cô đã đi ngủ, đến 10h đêm cô tỉnh dậy và đi tắm gội. Sau khi tắm gội xong ra khỏi nhà tắm cô thấy đầu óc choáng váng, quay cuồng, nhức đầu rất mạnh, chân tay bủn rủn và tê dại, người có dấu hiệu không nhận thức được. Cô hoảng sợ gọi người thân cạo gió vì nghĩ mình trúng gió, nhưng sau cạo gió xong vẫn không thấy thuyên giảm nên người nhà đưa cô đến bệnh viện, lo sợ cô bị đột quỵ não.

Sau khi đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra xét nghiệm và truyền dịch, làm ấm cơ thể thì sức khỏe của cô dần dần trở lại bình thường, cô khuyên mọi người không nên tắm gội đêm bởi nguy hiểm do đột quỵ có thể xảy ra.

Bác sĩ Lương Quốc Chính khoa cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai cho rằng không có bằng chứng khẳng định ngâm mình trong nước lạnh có nguy cơ đột quỵ.

Các tài liệu y khoa thế giới ghi nhận đột quỵ não gia tăng vào mùa đông, tiên lượng bệnh cũng xấu hơn khi trời lạnh, tỉ lệ tử vong do đột quỵ cũng cao nhất vào mùa đông. 

Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhiệt độ giảm 5 độ C thì tỉ lệ nhập viện do đột quỵ tăng lên 7%. Lí giải tình trạng này các nhà khoa học cho rằng, tỉ lệ đột quỵ tăng vào mùa đông là do rối loạn mỡ máu, huyết áp và quá trình đông máu trong mùa đông.

Như vậy cô gái nói bị đột quỵ khi tắm gội đêm là không có cơ sở. Nhưng vì sao cô gái đó lại có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, chân tay tê bại. Bác sĩ Chính cho rằng đó là hiện tượng giãn mạch do tắm nước nóng.

Khi tắm nước nóng, nhiệt độ làm giãn mạch máu dưới da, do đó cơ thể tự cân bằng bằng cách đưa máu tăng cường đến bề mặt tiếp xúc với nước nóng, máu bị dồn ra ngoại vi nhiều hơn, do đó máu ở khu vực trung tâm cơ thể như não, tim giảm khiến tình trạng hoa mắt, chóng mặt xảy ra, một số trường hợp có thể ngất xỉu.

Do vậy khi tắm không nên tắm nước quá nóng, nên từ từ cho các vùng như chân, tay tiếp xúc với nước trướcmới đến toàn thân, tránh hiện tượng bị lạnh đột ngột. Nhiệt độ nước lý tưởng là bằng nhiệt độ cơ thể người (37 độ C) không quá nóng, quá lạnh và cần tắm ở nơi kín gió.

Sau khi ngâm mình trong nước nóng, cần đứng dậy một cách từ từ. Bạn hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo rằng tim mạch và huyết áp của bạn bình thường sẽ giúp bạn dự phòng được hiện tượng này.

Phòng đột quỵ an toàn

Đột quỵ là bệnh xảy ra đột ngột, bất cứ thời điểm nào, cả người trẻ và người già đều có nguy cơ bị bệnh. Theo các thống kê tỉ lệ các nguyên nhân gây đột quỵ gồm có: 4% do tiểu đường, 6% do stress, 6% sử dụng rượu quá mức, 9% các bệnh lí tim mạch, 12% sử dụng thuốc lá, 19% béo phì, 23% dinh dưỡng kém, 27% mỡ máu, 48% cao huyết áp… Do đó để phòng đột quỵ cần kiểm soát được các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lí trên nếu mắc phải.

Một biện pháp an toàn trong phòng đột quỵ đó là sử dụng sản phẩm tự nhiên chứa enzym Nattokinase. Đây là enzym được làm từ đậu tương lên men có tác dụng làm tan cục máu đông, ổn định huyết áp, phòng ngừa và cải thiện xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe. Enzym Nattokinase được phát hiện dựa trên món ăn truyền thống của người Nhật Bản được coi là bước đột phá trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não.