Với người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), ngoài việc được cấp cứu sớm tại các cơ sở y tế, thì sơ cứu tại chỗ cũng rất quan trọng. Vậy khi bị đột quỵ não cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong lúc chờ đợi sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu. Vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Khi bị đột quỵ não cần phải làm gì?
Khi người thân của bạn không may bị đột quỵ não thì điều đầu tiên cần làm đó là gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ người bệnh để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc người bệnh có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt người mắc sang tư thế nằm nghiêng an toàn.
- Tư thế nằm nghiêng an toàn giúp bảo vệ đường thở của bệnh nhân, là lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh. Ở người bị hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu người bệnh nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó, cần đặt người bệnh nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
- Nếu người bệnh bất tỉnh hoặc mơ màng nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp.
- Nếu người bệnh nhân còn tỉnh, nên:
- Hỗ trợ người bệnh nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của họ.
- Lập tức gọi cấp cứu, đưa người mắc tới bệnh viện.
- Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ não tại chỗ thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.
>>> XEM THÊM: Mách bạn 2 bài thuốc dân gian trị nấc do đột quỵ não