Huyết áp thấp thường gây ra các biểu hiện rất rõ rệt: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt... Bệnh rất dễ nhận biết nhưng đa số người mắc. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân có thể gây đột quỵ rất nguy hiểm và người bệnh cần có biện pháp khắc phục sớm tình trạng sức khỏe của mình.
Hiểu về huyết áp thấp và đối tượng dễ mắc bệnh
Huyết áp được coi là bình thường khi chỉ số đo được là 120/80mmHg. Huyết áp được coi là thấp nếu trị số huyết áp đo được dưới 100/60mmHg. Huyết áp thấp đo được ở người khỏe mạnh có thể không cần điều trị chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập. Với người cao tuổi huyết áp thấp có thể là biểu hiện của bệnh tim, não hoặc các bộ phận khác của cơ thể thiếu máu, rất nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ nên cần điều trị tích cực.
Huyết áp giảm đột ngột sẽ gây mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt. Tỉ lệ hạ huyết áp tư thế 15-20% ở người từ 60 tuổi trở lên. Lúc này hệ tim mạch và hệ thần kinh bị hư hại, não thiếu máu nên các triệu chứng mệt mỏi chóng mặt xảy ra.
Người bị huyết áp thấp thường xuyên có thể mắc các bệnh lý khác không tốt cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, chảy máu đường ruột, rối loạn kinh nguyệt....
Đối tượng dễ bị huyết áp thấp thường là người già, người mắc bệnh tuyến giáp, phụ nữ đang mang thai...
Hậu quả do huyết áp thấp gây ra
Không chỉ huyết áp cao mới gây những hậu quả nghiêm trọng mà huyết áp thấp cũng rất nguy hiểm. Mọi người thường có thói quen chủ quan và chưa lường trước được hậu quả của căn bệnh này gây ra. Nguy hiểm nhất do huyết áp thấp gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến tim mạch, suy yếu các cơ quan. Trường hợp tụt huyết áp đột ngột hoặc quá mức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức.
Huyết áp thấp thường xuyên và kéo dài có thể gây đột quỵ. Hầu hết mọi người thường coi huyết áp thấp không đáng lo ngại từ đó không có biện pháp phòng và điều trị hợp lí. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.
Phòng và điều trị huyết áp thấp để tránh đột quỵ não
Suy giảm chất lượng cuộc sống ở người bị huyết áp thấp là điều dễ nhận ra. Do đó để phòng và điều trị huyết áp thấp cần đi khám sức khỏe để tìm và điều trị vào nguyên nhân gây bệnh như: bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu...
Chú ý ăn uống khoa học đảm bảo đủ dinh dưỡng, nên ăn thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Với người thiếu chất, thiếu dinh dưỡng gây huyết áp thấp có thể ăn nhiều bữa trong ngày. Có thể uống cà phê, trà. Luôn mang sẵn kẹo, hay bánh trong túi, khi có tình trạng mệt hoặc run chân tay có thể sử dụng ngay. Không uống đồ có cồn, ga, hạn chế các món ăn từ khổ qua, khoai lang tím... Cần có kiến thức nhiều hơn về bệnh lý để có biện pháp khắc phục hợp lí tránh hậu quả nguy hiểm xảy ra cho tính mạng người bị huyết áp thấp.
Người bị huyết áp thấp không nên căng thẳng, không để cơ thể lạnh nhất là mùa đông, không làm việc hay vui chơi dưới trời nắng gắt, không thức khuya, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Tham gia vận động nhẹ nhàng như đi bộ giúp máu huyết lưu thông tốt, phù hợp với sức khỏe, không kê gối cao khi ngủ.