Đột quỵ não xảy ra ở phần thân não sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh nhiều hơn ở vùng não khác. Hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây để tìm ra cách cải thiện sức khỏe tốt nhất cho người đột quỵ.

Đột quỵ xảy ra ở thân não sẽ có biểu hiện như thế nào?

Thân não đóng vai trò như một cầu nối trong hệ thống thần kinh. Tất cả các sợi đi từ cơ thể đến não và ngược lại đi qua thân não. Nó nằm ở đầu cột sống ngay giữa não. Thân não xử lý các chức năng cơ bản như thở, nuốt, nhịp tim, huyết áp, ngủ và ói mửa. Khoảng 10% trong số các cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra trong thân não.

Mỗi bộ phận của thân não có các dây thần kinh sọ và là nguồn cung cấp máu cho chính nó.

Cơn đột quỵ ở một bên của thân não có thể ảnh hưởng đến chuyển động của mắt trên cùng bên não đó, khiến mắt di chuyển sang một bên không kiểm soát được và ngăn không cho nó di chuyển lên, xuống. Nó cũng có thể làm cho mí mắt ở cùng bên với đột quỵ và cơ thể yếu đi ở phía còn lại.

Một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến cả hai bên của thân não có thể gây hậu quả nghiêm trọng: Bị liệt vận động, mất khả năng tập trung, chú ý, thậm chí gây hôn mê cho người bệnh.

Như vậy có thể thấy, tình trạng đột quỵ ở thân não sẽ làm cho một bên cơ thể bị suy yếu, mí mắt sụp xuống. Nguy hiểm hơn, đột quỵ ở thân não còn khiến người bệnh bị liệt toàn thân, không thể cử động bất cứ cơ quan nào ngoài chuyển động của đôi mắt. Nhiều trường hợp sẽ gây ra hiện tượng tê liệt một bên mặt và một bên cơ thể phía đối diện.

Dấu hiệu của cơn đột quỵ ở thân não thường không hiện rõ bằng đột quỵ ở các vị trí khác của não. Vì vậy, để phát hiện bệnh, các bác sĩ phải tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI). Hậu quả do đột quỵ ở thân não gây ra khá nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần được đưa đi khám sức khỏe định kỳ; cấp cứu nhanh chóng khi có các dấu hiệu đột quỵ; xây dựng lối sống lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá; áp dụng chế độ ăn khoa học, phù hợp với bệnh nhân đột quỵ và đặc biệt là sự chăm sóc đúng cách từ người thân.