Liệu bạn có biết, nghệ có tác dụng phòng ngừa, lại hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não rất hiệu quả? Đây vừa là một loại gia vị, vừa là vị thuốc quen thuộc trong dân gian. Vậy với bệnh tai biến mạch máu não, nghệ tác động như thế nào và giúp đẩy lùi bệnh ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau!

Tai biến mạch máu não nguy hiểm như thế nào?

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) vẫn luôn được biết đến là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu thế giới. Sau cơn tai biến, từ một người khỏe mạnh, người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời. Cụ thể, bệnh tai biến mạch máu não có khả năng:

Gây tử vong

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Nguy cơ tử vong cao khi người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

Di chứng tàn tật

Tai biến mạch máu não làm tổn thương não bộ. Nếu may mắn không tử vong, người bệnh vẫn có thể bị tàn tật như mất chức năng vận động, ngôn ngữ, khả năng nhận thức cũng kém đi. Vì thế, người bệnh luôn phải phụ thuộc vào sự chăm sóc từ người khác. Tình trạng này khiến họ dễ rơi vào trầm cảm.

Giảm tuổi thọ

Bệnh tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do vậy, người bị tai biến mạch máu não có nguy cơ giảm tuổi thọ không chỉ vì những thay đổi tiêu cực về thể lực mà còn bị ảnh hưởng bởi tinh thần xuống dốc do những năm tháng đối mặt với bệnh tật.

>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não nguy hiểm nhưng lại dễ phòng ngừa

Tác động của nghệ đối với bệnh tai biến mạch máu não

Nghệ là một loại gia vị màu vàng, được sử dụng ở nhiều món ăn, phổ biến nhất là trong thực phẩm Ấn Độ. Ngoài công dụng làm gia vị, nghệ còn được ứng dụng nhiều trong y học nhờ khả năng chống viêm (nhiều người bôi nghệ để vết thương mau lành và không để lại sẹo), giúp lưu thông khí huyết và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, nghệ còn có công dụng đặc biệt mà không phải ai cũng biết, đó là giúp phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Theo Trung tâm Y tế trường Đại học Maryland (Mỹ), vì nghệ có khả năng làm giảm cholesterol nên uống bột nghệ sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp lưu thông máu tốt hơn, từ đó hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não.

Tương tự, theo một nghiên cứu trên chuột được công bố trên “Tạp chí thực phẩm chữa bệnh” vào tháng 1/2012, nghệ có thể làm giãn các mạch máu, cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn, giúp hạ huyết áp, hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả.

Hạn chế di chứng sau tai biến mạch máu não

Không chỉ giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não, nghệ còn có khả năng hạn chế hậu quả của bệnh. Đây là tác động kép hiếm thành phần nào có được. Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Microcirculation vào tháng 8/2013, khi cơn tai biến mạch máu não đi qua, máu mang oxy trở lại các mô não, đôi khi có thể khiến não bị tổn thương, gọi là “chấn thương tái bề mặt”. Chất curcumin có trong nghệ có thể làm giảm tổn thương não trong trường hợp này, từ đó giúp hạn chế các di chứng sau tai biến mạch máu não.

>>>Xem thêm: Khi tai biến ảnh hưởng đến thân não, bạn sẽ có biểu hiện gì?

Những lưu ý khi sử dụng nghệ để phòng ngừa tai biến mạch máu não

Mặc dù việc thường xuyên bổ sung bột nghệ vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não, song các loại bột nghệ bạn mua ngoài chợ có thể không phù hợp để sử dụng cho mục đích ngăn ngừa tai biến mạch máu não tái phát. Một bài báo được đăng trên Tạp chí “Ý kiến chuyên gia về thuốc” vào tháng 1/2011 cho biết, mạch máu não có một hàng rào bảo vệ, tinh chất nghệ bình thường không thể thâm nhập vào để bảo vệ não mà phải sử dụng các chất bổ sung chuyên dụng được điều chế từ nghệ.  

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc yếu tố an toàn, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng nghệ để phòng ngừa tai biến mạch máu não vì nghệ có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng với liều lượng lớn. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ được sử dụng với liều thông thường là 10g mỗi ngày. Đây là liều an toàn, hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu dùng quá 10g curcumin mỗi ngày, đặc biệt khi dùng liều cao hơn, nguy cơ sỏi thận, loét dạ dày, đau dạ dày sẽ tăng.

Ngoài ra, nghệ có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường, chất làm loãng máu và thuốc kháng axit, làm tăng quá mức tác dụng của những loại thuốc này. Phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay đối tượng có vấn đề về túi mật cũng nên tránh bổ sung bột nghệ.

>>>Xem thêm: Cách trị bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả nhất hiện nay