Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đòi hỏi người nhà phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho người bệnh. Tai biến mạch máu não là bệnh có thể gây tử vong và thường để lại di chứng nặng nề. Cơn tai biến xảy ra khi quá trình cung cấp oxy và máu đến một phần não bị gián đoạn, làm cho các tế bào chết đi. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc người bệnh tai biến tốt nhất trong bài viết sau.

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não

Người nhà nên tìm hiểu kỹ cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não để giúp người bệnh mau chóng cải thiện và phục hồi sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não

Sau khi ra viện, bệnh nhân tai biến mạch máu não vẫn cần được duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi của người bệnh tai biến mạch máu não. Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Vậy người tai biến mạch máu não nên ăn gì? Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh:

- Đồ ăn phải luôn được cắt nhỏ hoặc xay mịn vì người bệnh có thể gặp chứng khó nuốt hoặc sức khỏe còn yếu. Bạn nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng như cháo, súp,…

- Người bệnh chỉ nên ăn một lượng đáp ứng đủ cho nhu cầu phục hồi sức khỏe mỗi ngày để tránh gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết.

- Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

- Không nên ăn những đồ ăn nhiều gia vị cay hoặc quá nhiều muối.

- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng gà, gan động vật, đồ ăn nhanh,...

- Tránh đồ ăn quá ngọt, quá béo.

- Không ăn nội tạng, mỡ động vật.

- Không ăn thực phẩm chế biến sẵn như thịt đóng hộp, giăm bông, thịt nguội,...

- Không ăn thực phẩm làm từ sữa béo, chocolate, khoai tây chiên,...

- Hạn chế một số thủy hải sản như tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực,

Chế độ tập luyện và nghỉ ngơi tốt nhất là gì?

Để nhanh chóng phục hồi, sớm lấy lại sức khỏe, nhất định người bệnh tai biến phải có chế độ tập luyện phù hợp.

Đối với chức năng vận động, hãy thực hiện các bài tập ở tất cả các khớp: Đối với cánh tay (tập từ khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp vai); Đối với chân (tập từ ngón chân, cổ chân, khớp gối, khớp háng).

Người bệnh nên tập các động tác từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.

Quá trình tập luyện cần kiên trì thực hiện đều đặn và thường xuyên.

Khi khả năng vận động của người bệnh đã được cải thiện, hãy cho họ thực hành các hoạt động tự chăm sóc bản thân.

Hãy chuẩn bị không gian rộng và thoáng để tạo điều kiện cho quá trình tập luyện, di chuyển của người bệnh.

Tránh thức khuya vì có thể làm cơn tai biến tái phát.

Tránh căng thẳng, stress quá mức vì có thể ảnh hưởng đến thời gian phục hồi.

Người nhà hãy kiên trì và tận tâm giúp đỡ người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để họ sớm lấy lại sức khỏe.