Theo WHO, hàng năm có đến 15 triệu người bị tai biến mạch máu não. Trong đó, có đến 5 triệu người bị tử vong và 5 triệu người bị thương tật vĩnh viễn khi không được cấp cứu kịp thời.

Nếu bạn, người thân đang mắc các bệnh hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não, nội dung trong bài biết sau đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Tìm hiểu về tai biến mạch máu não

Để giúp quá trình sơ cứu/cấp cứu tai biến mạch máu não tại chỗ được an toàn hơn, bạn cần hiểu về tai biến mạch máu não là gì? Các loại tai biến mạch máu não có thể gặp.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là một tình trạng y tế, xảy ra khi lưu lượng máu lưu thông đến não bộ bị suy giảm và làm chết các tế bào não. Lúc này, tế bào não không được nhận đủ oxy, máu, chất dinh dưỡng. Quá trình chết đi của tế bào não rất nhanh, chỉ diễn ra trong vòng vài phút.

Theo thống kê từ CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), tai biến mạch máu não là nguyên nhân khiến 150.000/860.000 người tử vong mỗi năm tại Mỹ. Tương đương với cứ 19 ca tử vong sẽ có 1 ca do đột quỵ gây ra.

Số liệu này đã chứng minh thêm về mức độ nguy hiểm của tai biến mạch máu não. Tuy vậy, tổ chức CDC cũng cho biết thêm, 80% trường hợp bị tai biến mạch máu não có thể phòng ngừa được.

luu-luong-mau-den-nao-bi-giam-se-gay-ra-tai-bien-mach-mau-nao.webp

Lưu lượng máu đến não bị giảm sẽ gây ra tai biến mạch máu não

Các loại tai biến mạch máu não

Có 3 loại tai biến mạch máu não chính là thiếu máu cục bộ, xuất huyết não và cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Cụ thể như sau:

Thiếu máu cục bộ: 87% trường hợp đột quỵ não xuất phát từ nguyên nhân này. Cục máu đông, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính khiến máu không lưu thông được đến não bộ.

Xuất huyết não: Xảy ra khi một động mạch của não bị vỡ hoặc rò rỉ máu, gây áp lực, làm tổn thương và khiến chết tế bào não.

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA): Loại tai biến mạch máu não này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, thường dưới 5 phút. Đây được xem là một dấu hiệu cảnh báo cho cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn trong tương lai. CDC cho biết, khoảng 10 – 15% trường hợp bị TIA đã bị đột quỵ nặng hơn chỉ trong vòng 3 tháng sau đó.

Triệu chứng tai biến mạch máu não

Các dấu hiệu để bạn nhận biết tai biến mạch máu não đang hoặc sắp diễn ra như sau:

  • Ngôn ngữ: Người bệnh bị khó nói hoặc khó hiểu những gì người khác nói, nhầm lẫn, nói ngọng.
  • Tê mặt, chân, cánh tay hoặc bộ phận bất kỳ: Tê, yếu đột ngột, đặc biệt vùng mặt, chân, cánh tay. Người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu, một hoặc cả hai cánh tay bị tê liệt, miệng méo xệch.
  • Vấn đề về tầm nhìn: Mắt bị mờ hoặc thâm đen đột ngột ở 1 hoặc cả 2 mắt; Xuất hiện hiện tượng nhìn đôi.
  • Đau đầu: Cơn đau dữ dội và bất thường, có thể kèm theo chóng mặt, nôn mửa, thay đổi ý thức.
  • Di chuyển khó khăn: Không thể giữ thăng bằng, đi lại bị vấp ngã dù không có vật cản, mất khả năng phối hợp giữa các bộ phận của cơ thể.

Nếu người bệnh có những dấu hiệu trên, để chắc chắn hơn, bạn nên thực hiện kiểm tra các dấu hiệu FAST. Cụ thể:

  • F – Face: Yêu cầu người bệnh thử mỉm cười để xác định một bên mặt có bị xệ không?
  • A – Arms: Yêu cầu người bệnh giơ tay lên để kiểm tra một hoặc cả hai cánh tay có bị tê liệt hay không?
  • S – Speech: Yêu cầu người bệnh lặp lại cụm từ đơn giản để kiểm tra họ có bị nói ngọng hoặc phát âm kỳ lạ không?
  • T – Time: Nếu có cả 3 dấu hiệu trên, bạn cần gọi ngay cho trung tâm cấp cứu (115).

dau-hieu-fast-trong-tai-bien-mach-mau-nao.webp

Dấu hiệu FAST trong tai biến mạch máu não

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tai biến mạch máu não. Mỗi loại tai biến mạch máu não sẽ có những nguyên nhân khác nhau. 

Nguyên nhân trực tiếp

Theo từng loại đột quỵ, nguyên nhân cụ thể như sau:

Tai biến mạch máu não thiếu máu cục bộ

Nguyên nhân của loại tai biến này là do các mạch máu não bị tắc nghẽn/thu hẹp. Điều này khiến lưu lượng máu đến não bị giảm nghiêm trọng. Sự tắc nghẽn/thu hẹp này có thể do xuất hiện các cục máu đông, cholesterol (chất béo) tích tụ trong mạch máu. Hoặc cũng có thể do các mảnh vụn của cục máu đông di chuyển theo dòng máu và bị đọng lại trong mạch máu não.

Tai biến mạch máu não xuất huyết

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ xuất huyết là động mạch trong não bộ bị rò rỉ máu hoặc bị vỡ ra gây áp lực và làm tổn thương tế bào máu. Huyết áp cao, chứng phì động mạch là nguyên nhân gián tiếp gây ra loại đột quỵ này. Ngoài ra, có 2 nguyên nhân nhỏ hơn dẫn đến tai biến mạch máu não xuất huyết, cụ thể:

  • Xuất huyết hộp sọ do động mạch trong não bị vỡ và làm tràn máu đến mô xung quanh.
  • Xuất huyết dưới nhện (ít phổ biến hơn trong nhóm này) do xuất hiện chảy máu giữa não và các mô bao phủ quanh não nộ.

Tai biến do thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)

Xảy ra khi lượng máu đến não bộ bị giảm tạm thời, nó có thể kéo dài khoảng 5 phút. Nguyên nhân của loại đột quỵ này tương tự với thiếu máu cục bộ.

cuc-mau-dong-la-nguyen-nhan-pho-bien-cua-tai-bien-mach-mau-nao (1).webp

Cục máu đông là nguyên nhân phổ biến của tai biến mạch máu não

Các yếu tố nguy cơ, rủi ro

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp trên, sẽ có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dẫn đến tai biến mạch máu não bao gồm:

Yếu tố nguy cơ bệnh lý/y tế:

  • Huyết áp cao.
  • Cholesterol trong máu cao.
  • Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch (bao gồm cả suy tim nhiễm trùng tim, dị tật tim,…).
  • Các chứng rối loạn đông máu, bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Người từng bị nhiễm virus Covid-19.
  • Đang gặp vấn đề khó thở khi ngủ.
  • Có tiền sử trước đây hoặc người trong gia đình đã bị đau tim, đột quỵ.

Yếu tố nguy cơ từ lối sống:

  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc bị động với khói thuốc.
  • Thừa cân, béo phì, lười vận động.
  • Thường xuyên sử dụng rượu, ma túy hoặc các chất kích thích khác.
  • Đang áp dụng các chế độ ăn kiêng không khoa học như có nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa,…

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Giới tính: Nam giới có khả năng bị đột quỵ cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ thường có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nam giới khi bị đột quỵ.
  • Tuổi tác: Người từ 55 tuổi trở lên dễ bị đột quỵ hơn.
  • Sử dụng các liệu pháp hormone, thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Các di chứng tai biến mạch máu não

Hậu quả nặng nề nhất của tai biến mạch máu não là tử vong. Điều này để lại nhiều di chứng về mặt tinh thần cho gia đình, người thân của người bệnh. Nếu được điều trị và cấp cứu kịp thời, tai biến mạch máu não cũng để lại nhiều di chứng khác cho người bệnh. Cụ thể:

  • Tê liệt, mất khả năng vận động, thương tật vĩnh viễn và tạo gánh nặng cho gia đình, người thân.
  • Mất hoặc giảm khả năng nói, nuốt: Người bệnh có thể bị khó khăn trong kiểm soát các cơ miệng, cổ họng. Từ đó làm họ khó nuốt, khó ăn, khó nói chuyện hơn.
  • Ảnh hưởng đến trí tuệ, mất trí nhớ: Rất nhiều trường hợp sau đột quỵ bị mất trí nhớ, hoặc họ có thể gặp khó khăn về lập luận, suy đoán, hiểu các khái niệm, sự việc đơn giản.
  • Ảnh hưởng đến vấn đề kiểm soát cảm xúc: Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có nguy cơ gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc của mình, nghiêm trọng hơn là trầm cảm.
  • Các cơn đau: Tê, đau hoặc những cảm giác bất thường sẽ xuất hiện ở một số bộ phận trên cơ thể, ví dụ như chân, cánh tay,…

mot-so-di-chung-tai-bien-mach-mau-nao.webp

Một số di chứng tai biến mạch máu não

Sơ cứu – điều trị tai biến mạch máu não

Sơ cứu ngay khi cơn đột quỵ xảy ra sẽ giúp cho quá trình điều trị thuận lợi hơn. Ngoài ra, điều này cũng giúp cho người bị tai biến mạch máu não giảm thiểu các di chứng nhất có thể.

Cách cấp cứu tai biến mạch máu não tại chỗ

Khi gặp người đang bị tai biến mạch máu não, bạn cần thực hiện sơ cứu/cấp cứu tại chỗ như sau:

  • Gọi điện ngay lập tức cho trung tâm cấp cứu 115.
  • Đảm bảo không gian xung quanh cho người bệnh được an toàn, không có sự di chuyển của phương tiện. Nói chuyện với người bệnh để kiểm tra xem họ có còn ý thức hay không.
  • Đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu hơn nâng lên (khoảng 30 – 45 độ). Cố gắng không di chuyển người bệnh sau khi đã ổn định tư thế.

Trường hợp người bệnh còn ý thức

  • Nới lỏng quần áo: Nếu người bệnh có dấu hiệu bị lạnh, hãy dùng chăn, áo khoác để giữ ấm cho họ.
  • Kiểm tra đường thở của người bệnh: Nếu có các dị vật hoặc yếu tố gây cản trở hô hấp, ví dụ như chất nôn, hãy thực hiện các động tác hô hấp nhân tạo để giúp tống các chất này ra ngoài. Nghiêng người bệnh sang 1 bên để tránh các chất này chui vào mũi, phổi.
  • Nếu xuất hiện co giật, hãy sử dụng một chiếc đũa (hoặc vật dụng tương tự), bọc vải, đặt ngang miệng để tránh người bệnh cắn vào lưỡi.
  • Trấn an người bệnh, không cho họ ăn hay uống bất kỳ thứ gì trong khi chờ nhân viên cấp cứu.
  • Cố gắng ghi nhớ thời điểm diễn ra các triệu chứng và cung cấp thông tin này cho nhân viên y tế.

Trường hợp người bệnh đã bất tỉnh

Kiểm tra xem người bệnh có còn thở hay không bằng cách: Nâng cằm họ hơi nghiêng đầu ra phía sau, quan sát xem ngực họ có cử động không? Lắng nghe xem có âm thanh thở hay không? Đặt tay lên miệng để cảm nhận hơi thở. Nếu không còn dấu hiệu thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay cho đến khi người bệnh thở lại hoặc nhân viên cấp cứu đến.

neu-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao-ngung-tho-can-thuc-hien-ho-hap-nhan-tao.webp

Nếu người bị tai biến mạch máu não ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo

Phác đồ điều trị tai biến mạch máu não

Theo phác đồ điều trị từ Bộ Y tế (Quyết định “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não” số 5331/QĐ-BYT ngày 23/12/2020), mục tiêu trung tâm trong điều trị đột quỵ là bảo tồn nhu mô não. Tóm tắt quy trình điều trị ngắn gọn như sau:

1. Đánh giá tình trạng tuần hoàn, hô hấp.

2. Bổ sung oxy qua Sonde mũi.

3. Kiểm soát đường máu, cần thực hiện xét nghiệm đường máu mao mạch ngay khi vừa tiếp nhận người bệnh đột quỵ.

4. Kiểm soát huyết áp tùy vào từng trường hợp nhất định, gồm: Nếu tăng huyết áp trong vòng 72h kể từ khi phát hiện, điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết (tĩnh mạch). Nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp, thực hiện truyền dung dịch đẳng trương, khi khối lượng tuần hoàn đã đủ nhưng huyết áp vẫn thấp, cần dùng thuốc vận mạch như Noradrenalin hoặc/và Dobutamin.

5. Tái tưới máu bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc/và dụng cụ lòng mạch.

6. Sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu (Aspirin 81 – 325mg) trong 24 – 48 tiếng từ khi bị đột quỵ.

7. Kiểm soát thân nhiệt người bệnh: Nếu sốt hơn 38 độ C, cần dùng acetaminophen.

8. Chống phù não: Phù não xảy ra với tần suất 10 – 20%, sau khoảng 72 – 96 giờ sau khởi phát đột quỵ. Có thể thực hiện truyền Manitol ngắt quãng hoặc thực hiện phẫu thuật mở giảm áp lực sọ.

9. Chống động kinh: Động kinh xảy ra với tần suất 2 – 23% từ những ngày đầu tiên sau khi khởi phát đột quỵ, thường sẽ là động kinh cục bộ.

10. Sử dụng thuốc chống đông máu, dự phòng huyết khối.

11. Thực hiện bảo về thần kinh bằng thuốc để giảm giải phóng chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ thiếu máu, tăng khả năng sống sót của các tế bào thần kinh.

Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não sau điều trị

Sau khi đã được điều trị, người bị tai biến mạch máu não vẫn cần đối mặt với quá trình phục hồi. Khi chăm sóc người bệnh trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây.

Quản lý chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Trong hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, người bệnh nên thực hiện ăn uống theo chế độ Địa Trung Hải (DASH). Chế độ ăn này sẽ hỗ trợ cho quá trình phục hồi, ngăn ngừa quá trình bị mất trí nhớ.

Chế độ ăn uống DASH khuyến khích có ít nhất 3 phần tinh bột/ngày, 6 phần rau xanh/tuần, 2 phần trái cây/tuần trong khẩu phần ăn; Bổ sung thêm các loại rau, cá, đậu, thịt gia cầm, các loại hạt; Hạn chế thức ăn nhanh, thịt đỏ, bơ, phô mai.

Biện pháp phục hồi, ngăn ngừa biến chứng

Bên cạnh ăn uống, người bệnh nên thực hiện thêm các hoạt động thể chất, liệu pháp để giúp phục hồi chức năng tốt hơn. Trong trường hợp người bệnh không thể tự vận động, người thân cần thực hiện thay đổi tư thế nằm 3 giờ/lần để tránh bị lở loét.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, có thể thực hiện một số liệu pháp phục hồi như sau:

Ngăn ngừa biến chứng hô hấp: Nằm ở tư thế trị liệu, hạn chế nằm ngửa hoàn toàn; Tập các bài hít thở sâu thường xuyên; Khuyến khích cố gắng vận động, di chuyển từ mức độ nhẹ nhất khi có thể.

Tăng cường vận động sớm: Ngồi dậy trên giường, chuyển từ nằm sang ngồi thòng chân, ngồi ngoài giường, đứng, đi,… khi có thể. Điều này làm giảm nguy cơ biến chứng về yếu cơ, giảm sức bền, giảm huyết khối.

Giảm biến chứng về nhận thức, cảm xúc: Thường được thực hiện bởi nhân viên y tế, bác sĩ. Ví dụ như liệu pháp điều trị rối loạn nhận thức, rối loạn cảm xúc, đánh giá, điều trị tâm lý, kích thích não bộ không xâm lấn,… Bạn cần đảm bảo người bệnh có thể thực hiện lịch trình điều trị đều đặn.

sau-tai-bien-mach-mau-nao-nguo-benh-nen-tang-cuong-van-dong-som-nhat-co-the.webp

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh nên tăng cường vận động sớm nhất có thể

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Theo số liệu từ NINDS (Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh & Đột quỵ - Hoa Kỳ) cho thấy, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp tái phát đột quỵ tại Mỹ. Do đó, bạn cần điều chỉnh các hành vi, lối sống để giúp kiểm soát, phòng ngừa tai biến mạch máu não khởi phát và tái phát. Bao gồm như sau:

  • Quản lý bệnh tiểu đường: Tổn thương não bộ thường nghiêm trọng hơn khi đường huyết trong máu cao hơn.
  • Kiểm soát bệnh tim mạch: Các rối loạn, bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông, vỡ, khiến tắc nghẽn trong mạch máu và gây đột quỵ.
  • Giảm mức cholesterol: Cholesterol trong máu cao sẽ dễ hình thành tích tụ chất béo. Do đó, bạn cần thực hiện những biện pháp để giảm lượng cholesterol này. Ví dụ như thực hiện ăn uống, thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
  • Kiểm soát tăng huyết áp: Đây là yếu tố nguy cơ cao nhất có thể gây ra tai biến mạch máu não. Bạn cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp (nếu được bác sĩ yêu cầu) để phòng ngừa đột quỵ.
  • Tập thể dục, duy trì cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng khả năng bị huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch.
  • Ngừng hút thuốc: Thuốc lá làm tăng sự tích tụ của các chất béo trong động mạch, tăng huyết áp do máu đặc, dễ đông hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ quá trình phục hồi, phòng ngừa tai biến mạch máu não. Nên ưu tiên sản phẩm có thành phần Enzym Nattokinase. Nattokinase có tác dụng như sau:

  • Hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não ở người có nguy cơ cao nhờ cơ chế làm tan được cục máu đông, chống máu đông hình thành.
  • Giảm Angiotensin II (do quá trình ức chế ACE), ổn định huyết áp ở những người huyết áp cao, giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
  • Hỗ trợ phòng ngừa các di chứng sau tai biến mạch máu não. 

Sản phẩm có thành phần nattokinase ra đời năm 2006 là sản phẩm được nhiều người công nhận bởi tác dụng mang lại. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện trên cả nước, các kết quả điều cho thấy sử dụng càng lâu càng tốt.

nattokinase-duoc-tim-thay-trongdau-tuong-nhat-ban.webp

Nattokinase được tìm thấy trong đậu tương Nhật Bản

Với mức độ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao, tai biến mạch máu não là một sự cố y tế bạn cần thận trọng, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao. Trên đây là một số thông tin tham khảo về tai biến mạch máu não (đột quỵ). Nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào, hãy đặt câu hỏi ngay tại phần bình luận dưới bài viết này. Đội ngũ dược sĩ sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết cho bạn.

>>>XEM THÊM: Các giai đoạn phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não TẠI ĐÂY

Link tham khảo:

http://www.emro.who.int/health-topics/stroke-cerebrovascular-accident/index.html

https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Post-Stroke-Rehabilitation-Fact-Sheet

https://www.cdc.gov/stroke/signs_symptoms.htm

https://www.webmd.com/stroke/guide/stroke-causes-risks

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319007#stroke-symptoms