Cơn tai biến nhẹ là một tình huống tạm thời nhưng có các triệu chứng tương tự với đột quỵ. Tuy ít gây ra tổn thương não vĩnh viễn, nhưng đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho tai biến mạch máu não trong tương lai. Nếu bạn hoặc người thân vừa mới trải qua một tai biến nhẹ, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu tai biến nhẹ là gì?

Tai biến nhẹ (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua – TIA) là sự gián đoạn tạm thời trong quá trình cung cấp máu lên não bộ. Sự gián đoạn này làm não bộ bị thiếu oxy và gây ra các triệu chứng tương tự cơn tai biến thực sự. Theo thống kê, có khoảng 240.000 người trưởng thành trải qua cơn tai biến nhẹ tại Mỹ mỗi năm.

Hiểu theo cách đơn giản, tai biến nhẹ là một giai đoạn thoáng qua của rối loạn chức năng thần kinh não bộ do thiếu máu não, võng mạc hoặc tủy sống. Nhưng sự rối loạn này không gây ra tình trạng nhồi máu cấp tính.

Tai biến nhẹ là một dạng tai biến mạch máu não (đột quỵ) và cũng là một tình huống cần cấp cứu y tế. Tuy vậy, tai biến chỉ kéo dài trong vài phút đến vài giờ và sẽ biến mất trong vòng 24 giờ.

Theo NCBI (Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ), TIA là một cảnh báo nghiêm trọng về nguy cơ của cơn tai biến mạch máu não trong tương lai. Nguy cơ cao nhất đã được ghi nhận là tai biến thực sự sẽ xảy ra sau 48 giờ kể từ khi cơn tai biến nhẹ xuất hiện.

tai-bien-nhe-xay-ra-khi-mau-den-nao-bi-suy-giam-trong-thoi-gian-rat-ngan.webp

Tai biến nhẹ xảy ra khi máu đến não bị suy giảm trong thời gian ngắn

Triệu chứng tai biến nhẹ

Triệu chứng của tai biến nhẹ sẽ tương tự so với cơn tai biến mạch máu não, cụ thể:

  • Tê, yếu cánh tay, chân, mặt, đặc biệt tê ở một bên cơ thể.
  • Rối loạn ngôn ngữ, khó nói, khó hiểu người khác nói gì.
  • Lú lẫn, mất thăng bằng, cơ thể thiếu sự phối hợp với nhau.
  • Chóng mặt, ù tai, choáng váng đột ngột.
  • Khó nhìn, khó đi lại, mặt xệ xuống, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
  • Rối loạn trí thức như mất định hướng về thời gian, không gian, bị điếc.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào, cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán để điều trị, ngăn ngừa cơn đột quỵ kịp thời. Những phương pháp xét nghiệm có thể thực hiện gồm:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra cholesterol, xác định đường huyết.
  • Kiểm tra huyết áp: Xác định huyết áp có phải là yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ hoặc cơn tai biến nhẹ không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra não bộ, động mạch và xác định nguyên nhân gây ra tai biến nhẹ.
  • Điện tâm đồ (ECG) hoặc các xét nghiệm khác để xác định nguy cơ có thể gây ra đột quỵ sau khi cơn TIA vừa diễn ra.

trieu-chung-cua-tai-bien-nhe-se-tuong-tu-voi-con-dot-quy-that-su.webp

Triệu chứng của tai biến nhẹ sẽ tương tự với cơn đột quỵ thật sự

Nguyên nhân tai biến nhẹ xảy ra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến nhẹ như: Cục máu đông, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,... Cụ thể:

Nguyên nhân trực tiếp

Cục máu đông là nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất để gây ra tai biến mạch máu não nói chung. Đối với tai biến nhẹ, các cục máu đông thường được hình thành tạm thời và tái hấp thu nhanh chóng sau đó.

Ngoài ra, sự xuất hiện của chất béo (cholesterol) trong động mạch, tạo thành mảng bám hoặc các bong bóng khí cũng gây ra tai biến nhẹ. Hiếm gặp hơn, TIA có thể xuất hiện do có một lượng máu nhỏ trong não bị xuất huyết gây ra.

Các yếu tố nguy cơ

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tai biến nhẹ. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác dẫn đến huyết áp cao, làm hại đến hệ thống tim mạch và gây tai biến nhẹ. Cụ thể như sau:

Yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát

  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường type 1 và type 2 nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, tim mạch.
  • Hút thuốc lá: Thành phần nicotine, carbon monoxide trong thuốc lá có thể gây hại cho tim mạch.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Lười vận động hoặc tập thể dục không đủ so với yêu cầu của cơ thể.
  • Ăn nhiều chất béo: Dung nạp quá nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol trong cơ thể.
  • Béo phì: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tiểu đường, cholesterol cao.

Yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ bị tai biến nhẹ cao hơn. Tuy vậy, nguy cơ tai biến nhẹ cũng đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ.
  • Di truyền: Nếu có người thân trong gia đình từng bị tai biến, nguy cơ bị TIA của bạn sẽ cao hơn.
  • Giới tính: Nữ giới có xu hướng bị tai biến nhẹ cao hơn so với nam giới. Yếu tố nguy cơ này có thể đến từ quá trình mang thai, tiểu đường thai kỳ, tiền sử tiền sản giật hoặc sử dụng liệu pháp horomne sau mãn kinh, thuốc tránh thai.

cac-yeu-to-nguy-co-lam-tang-kha-nang-bi-tai-bien-nhe.webp

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tai biến nhẹ

Hậu quả có thể gặp sau tai biến nhẹ

Người bệnh khi gặp các cơn tai biến nhẹ thường chủ quan và không tiến hành thăm khám ngay sau đó. Đây là một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người gặp phải và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng, hậu quả như sau:

Cơn tai biến mạch máu não nặng: Thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) cho thấy, 1/3 trong số những người bị tai biến nhẹ không điều trị sẽ gặp đột quỵ trong vòng 1 năm tiếp theo. Đặc biệt, có đến 10 – 15% trường hợp gặp đột quỵ sau khi bị tai biến nhẹ chỉ trong vòng 3 tháng.

Hôn mê và các di chứng nặng nề khác: Tuy tai biến nhẹ thường biến mất và phục hồi ngay sau đó, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, TIA vẫn gây ra tình trạng hôn mê. Những di chứng nặng nề khác có thể bao gồm mất trí nhớ, liệt bán thân, rối loạn nhận thức, nguy hiểm hơn có thể gây ra tử vong.

Cách điều trị bệnh tai biến nhẹ

Điều trị tai biến nhẹ sẽ tập trung chính vào việc ngăn chặn nguy cơ bị tai biến nặng. Cụ thể, bạn sẽ được điều trị bằng một hoặc tất cả các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc ngăn ngừa

Tùy thuộc vào vị trí cục máu đông xảy ra, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây ra cục máu đông, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:

  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Ví dụ như Aspirin, Aggrenox, Clopidogrel,… Sử dụng để ngăn chặn các tiểu cầu kết dính, giảm khả năng hình thành cục máu đông cản trở máu lên não.
  • Thuốc chống đông máu: Ví dụ như Warfarin, Apixaban, Heparin, Edoxaban, Dabigatran, Rivaroxaban,… được sử dụng nếu sau TIA, bạn có dấu hiệu hoặc bị rung nhĩ, các vấn đề liên quan đến nhịp tim khác.
  • Những loại thuốc khác: Thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc điều trị cholesterol cao trong máu,..

Thực hiện phẫu thuật

Trong trường hợp các cục máu đông hoặc mảng xơ vữa không được tìm thấy tại các động mạch cung cấp máu cho não, bạn có thể được đề nghị phẫu thuật. Có thể bao gồm 1 trong 2 phương pháp sau:

  • Cắt nội mạc động mạch cảnh (động mạch cung cấp máu cho não): Loại bỏ các mảng bám trong động mạch.
  • Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, phù hợp cho người bệnh bị tắc nghẽn động mạch này.

phau-thuat-co-the-duoc-thuc-hien-trong-dieu-tri-tai-bien-nhe.webp

Phẫu thuật có thể được thực hiện trong điều trị tai biến nhẹ

Phòng ngừa và giảm hậu quả của tai biến nhẹ

Ngoài điều trị theo chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ, bạn sẽ cần áp dụng thêm các lưu ý sau để giảm hậu quả của tai biến nhẹ, phòng ngừa tai biến mạch máu não:

Kiểm soát huyết áp cao: Thường xuyên theo dõi huyết áp, cần có kế hoạch kiểm soát huyết áp dưới 120/80 mm Hg sẽ giúp giảm nguy cơ bị tai biến nặng hoặc những cơn TIA xảy ra tiếp.

Kiểm soát cholesterol: Nếu bạn thuộc trường hợp bị cholesterol cao, cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ, theo dõi cholesterol theo định kỳ. Mức Lipoprotein mục tiêu cần duy trì để giảm nguy cơ là 70 mg/dl ở người bị tiểu đường, 100 mg/dl ở người xơ vữa động mạch.

Thực hiện chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải (DASH): Chế độ ưu tiên nhiều trái cây, rau, cá, gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, các loại hạt, sữa ít béo hoặc sản phẩm từ loại sữa này. Hạn chế thịt đỏ, đồ ngọt, muối ăn.

Tập thể dục, duy trì cân nặng: Hãy vận động nhẹ nhàng hoặc tùy theo mức độ của bản thân ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/ tuần. Ngoài ra, kiểm soát cân nặng hợp lý để không làm tăng nguy cơ tiểu đường, tăng mức cholesterol trong cơ thể.

Bỏ thuốc lá, ngừng sử dụng rượu bia: Nếu trong trường hợp bắt buộc, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 2 ly rượu mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giảm các yếu tố nguy cơ về huyết áp, tim mạch.

Áp dụng biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa cục máu đông

Hiện nay, chưa có phương pháp nào giúp ngăn chặn hoàn toàn tình trạng xuất hiện cục máu đông. Tuy vậy, bạn có thể áp dụng các cách để giảm thiểu nguy cơ này. Một trong số đó là bổ sung sản phẩm có thành phần nattokinase hàng ngày.

Nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương của Nhật Bản. Enzym này đã được nghiên cứu và cho thấy có thể hỗ trợ phòng ngừa, cải thiện các di chứng đột quỵ não hiệu quả. Cụ thể:

  • Nattokinase đóng vai trò như một chất xúc tác sinh học, hỗ trợ làm tan cục máu đông theo 2 cách là: Tiêu hủy sợi fibrin (yếu tố góp phần tạo cục máu đông), kích thích các yếu tố trong máu (Urokinase, tPA) để tăng sản sinh plasmin làm tan cục máu đông.
  • Nattokinase cũng tham gia vào quá trình chống hình thành huyết khối, giảm độ nhớt, độ bám dính của hồng cầu và tăng cường lưu thông máu dễ dàng hơn. Điều này hỗ trợ rất tốt cho người đang bị huyết áp cao. Nghiên cứu cho thấy, nattokinase có khả năng tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin. Sản phẩm chứa nattokinase ra đời năm 2006 đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước và cho hiệu quả tích cực, được người dùng tin tưởng.

nattokinase-trong-dau-tuong-len-men-co-the-ho-tro-phong-ngua-hinh-thanh-cuc-mau-dong.webp

Nattokinase trong đậu tương lên men có thể hỗ trợ phòng ngừa hình thành cục máu đông

Tai biến nhẹ tuy là một tình huống y tế tạm thời, nhưng đây là một dấu hiệu rất quan trọng cảnh báo nguy cơ bị tai biến mạch máu não trong tương lai. Do đó, bạn cần tiến hành khám y tế ngay khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào của tai biến nhẹ.

Trên đây là những thông tin tham khảo về tai biến nhẹ - cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA). Bạn có thể đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận của bài viết này nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết hơn cho câu hỏi của bạn.

>>>XEM THÊM: Các giai đoạn phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Nguồn tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14173-transient-ischemic-attack-tia-or-mini-stroke

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459143/

https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke/types-of-stroke/transient-ischaemic-attack

https://www.webmd.com/stroke/tia-treatment-prevention