Thời điểm vàng để cấp cứu cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não là từ 3-6 giờ đầu kể từ khi bệnh khởi phát. Nếu vượt quá khoảng thời gian này, người mắc sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, việc nhận biết sớm các triệu chứng tai biến nhẹ để xử lý kịp thời là điều rất cần thiết. Hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây để bảo vệ chính mình và những người thân yêu.

10 Triệu chứng tai biến nhẹ cần phải biết để xử lý kịp thời

Tai biến mạch máu não nhẹ là do các động mạch cung cấp máu cho vùng não bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn. Khi đó, các triệu chứng tai biến mạch máu não nhẹ sẽ khởi phát đột ngột, biểu hiện ở các bộ phận mà vùng não tổn thương kiểm soát. Cụ thể:

  • Tê liệt đột ngột ở mặt hoặc các chi: Trước khi cơn tai biến xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy tê đột ngột ở mặt hoặc mất cảm giác ở các chi. Cảm giác tê này giống như cảm giác bị kim châm. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy tê ở một bên của cơ thể trong khi bên còn lại vẫn hoạt động bình thường. 
  • Cơ thể bị suy yếu: Khi các chi đã bị tê liệt, người bệnh có thể bị liệt một phần cơ thể. Đặc biệt, một nửa khuôn mặt của người bệnh như bị rủ xuống, không cử động được. Người bệnh liên tục ngồi hoặc nằm và gặp khó khăn khi thực hiện các công việc đơn giản.
  • Đau đầu dữ dội: Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu đột ngột ở vùng đầu, da đầu hoặc cổ mà không rõ nguyên nhân, cơn đau ngày càng dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu oxy lên não, gây ra những tổn thương vùng não. 

dau-dau-chong-mat,-mat-thang-bang-la-nhung-trieu-chung-tai-bien-nhe-dien-hinh.webp

Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng… là những triệu chứng tai biến nhẹ điển hình

  • Mất thăng bằng: Cơ thể giữ thăng bằng nhờ vào 3 hệ thống chính trong não gồm cơ quan tiền đình, hệ thống thính giác và hệ thống cảm thụ bản thể. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến mạch máu có thể gây mất thăng bằng cho cơ thể. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn khi đứng hoặc di chuyển.
  • Chóng mặt: Triệu chứng tai biến nhẹ tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải là hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Ngoài ra, cơn chóng mặt có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, ù tai đột ngột.
  • Suy giảm thị lực: Thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn, nên nếu không được cung cấp đầy đủ máu và oxy thì khả năng hoạt động của thùy não giảm dần, gây ảnh hưởng đến thị lực. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ mờ dần, thường xuyên phải nheo mắt hoặc dụi mắt để có thể nhìn rõ hơn. Người ngoài khó có thể nhận biết được triệu chứng suy giảm thị lực ở người bệnh. Chính vì thế, nếu nhận thấy có bất kỳ sự thay đổi đột ngột về thị giác mà không rõ nguyên nhân, người bệnh hãy báo ngay cho người nhà. 
  • Gặp khó khăn khi nói: Cục máu đông hình thành trong não bộ gây cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến tổn thương não, bao gồm vùng não điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Trước khi xảy ra tai biến, người bệnh sẽ có dấu hiệu nói ngọng, giọng nói không mạch lạc hoặc sử dụng từ ngữ không chính xác. Dấu hiệu đột quỵ này thường diễn ra trong ít phút hoặc cũng có thể kéo dài cả ngày. 
  • Dáng đi bất thường: Dấu hiệu tai biến tiếp theo mà người bệnh có thể gặp phải là không thể đi lại hoặc đi lại rất khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một phần cơ thể bị suy yếu, mất thăng bằng, chóng mặt…
  • Nấc cụt: Một trong những biểu hiện của tai biến nhẹ ít được chú ý chính là nấc cụt. Trong một số trường hợp, tai biến thường bắt nguồn từ phần sau của não và nơi đây có liên quan đến những cơn nấc cụt. Nếu như tình trạng nấc cụt kéo dài dai dẳng, kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt thì người bệnh cần được đưa đến trung tâm y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Khó thở: Một trong những cảnh báo trước của bệnh tai biến mạch máu não chính là khó thở. Triệu chứng này diễn ra rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn ngay sau đó. 

Cách xử lý khi thấy người bệnh có triệu chứng tai biến nhẹ

Nếu như người bệnh xuất hiện từ 2-3 triệu chứng kể trên thì có thể tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Lúc này, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức. 

Trong lúc chờ cấp cứu, bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu tai biến như sau:

  • Quan sát kỹ xem người bệnh có bất kỳ sự thay đổi hay biểu hiện nào không để cung cấp thông tin cho nhân viên y tế. Đặc biệt là người bệnh có bị té ngã hoặc đập đầu hay không.
  • Hãy để người bệnh tai biến nằm ở một vị trí an toàn, thoải mái, đầu kê cao khoảng 30 độ. 
  • Nếu người bệnh nôn, nên đặt người bệnh nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh chất nôn xộc lên mũi gây khó thở.
  • Nới lỏng quần áo của người bệnh. Nếu người bệnh hôn mê, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc hoặc ăn bất kỳ đồ ăn, thức uống nào.
  • Luôn giữ bình tĩnh, trấn an người bệnh, nhắc nhở người bệnh hít thở sâu và chậm rãi.
  • Nếu người bệnh bị co giật, hãy lấy khăn quấn quanh một chiếc đũa và đặt ngang giữa hai quai hàm để tránh người bệnh cắn lưỡi.

neu-nguoi-bi-tai-bien-cam-thay-kho-tho-hay-tien-hanh-ho-hap-nhan-tao.webp

Nếu người bị tai biến cảm thấy khó thở, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo

Biện pháp phòng ngừa bệnh tai biến

Một số biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não bạn cần lưu ý: 

  • Giữ huyết áp ở mức lý tưởng: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra tai biến. Để duy trì được mức huyết áp ở mức bình thường, bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá…
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút và và ít nhất 4 lần mỗi tuần.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến ở bản thân và gây nguy hại đến sức khỏe của những người xung quanh.
  • Hạn chế rượu bia: Giống như thuốc lá, rượu bia cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến. Bởi vì rượu bia có khả năng thúc đẩy hình thành cục máu đông, dẫn đến tắc nghẽn lòng mạch.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ thấp có thể làm tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ, dẫn đến tai biến.
  • Sử dụng sản phẩm chứa Nattokinase: Nattokinase là một enzyme được chiết xuất từ đậu nành lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật. Theo các nghiên cứu, nattokinase có khả năng làm tiêu sợi fibrin, ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan cục máu đông. Ngoài ra, enzym nattokinase còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống xơ vữa động mạch và đẩy lùi mỡ máu. Enzym nattokinase được xem là phương pháp phòng ngừa tai biến truyền thống của người Nhật.

enzym-nattokinase-co-tac-dung-phong-ngua-tai-bien-hieu-qua.webp

Enzym Nattokinase có tác dụng phòng ngừa tai biến hiệu quả

Triệu chứng tai biến nhẹ gồm tê liệt đột ngột ở mặt và các chi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng… Khi xuất hiện từ 2-3 biểu hiện của tai biến, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các triệu chứng của tai biến, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và chính xác nhất.

>>>XEM THÊM: Thông tin cần biết về tai biến nhẹ - Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo: 

https://salmonhealth.com/blog/recognizing-stroke-signs/

https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-first-aid

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113

https://www.medicinenet.com/11_signs_and_symptoms_of_stroke/article.htm