Điều trị di chứng tai biến mạch máu não đúng cách sẽ giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe và tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Vậy cách điều trị tốt nhất các di chứng cho người bệnh là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong nội dung bài viết sau đây.
Tác giả: Hà Phương
Cố vấn nội dung: Chuyên gia Nguyễn Văn Chương
Tai biến mạch máu não là gì?
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu tai biến mạch máu não là gì. Tai biến mạch máu não là tình trạng nguy hiểm, xảy ra khi quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não đột ngột ngưng trệ, làm cho các tế bào chết đi, gây tổn thương mô não.
Dù bị tai biến mạch máu não nhẹ hay tai biến mạch máu não nặng, bạn cũng nên nắm chắc thông tin về tai biến mạch máu não bệnh học và cách điều trị theo chỉ định của chuyên gia.
Điều trị di chứng tai biến mạch máu não thế nào?
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể gặp phải một số di chứng như liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức, rối loạn cơ tròn,... Việc điều trị các di chứng này cần sự kiên trì của người bệnh và nỗ lực trợ giúp từ gia đình.
Di chứng liệt vận động
Khi mới ở bệnh viện về nhà, người bệnh tai biến có thể bị liệt nửa người hoặc toàn thân dẫn tới việc phải nằm một chỗ. Khi nằm quá lâu, người bệnh có nguy cơ bị viêm da, lở loét. Do vậy, người nhà hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh; lật giở người bệnh thường xuyên để vùng lưng thông thoáng.
Hàng ngày, hãy cho người bệnh thực hiện cầm nắm như tập cầm bóng cao su, các vật nhẹ,... để họ học lại cảm giác vận động. Khi tình trạng của người bệnh đã tiến triển và phục hồi dần kỹ năng vận động, người thân hãy hướng dẫn họ thực hiện từng bước các hoạt động sinh hoạt tại nhà như tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, đọc sách và viết,... Đây là cách vừa giúp người bệnh cải thiện các kỹ năng lại tìm thấy niềm vui trong những hoạt động thường ngày.
Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cần duy trì liên tục. Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan và kiên trì áp dụng tất cả các biện pháp để quá trình điều trị đạt kết quả tốt
Khi người bệnh đã cải thiện được sức khỏe, hãy áp dụng một số bài tập như:
Bài tập kỹ năng vận động.
Bài tập dồn trọng tâm.
Hãy dồn trọng tâm và tập nhiều động tác ở bên cánh tay hoặc bên chân bị tê liệt do cơn tai biến.
Bài tập mở rộng phạm vi chuyển động.
Khôi phục chức năng ngôn ngữ
Thực hành về lời nói giúp người bị tai biến hiểu và có thể trò chuyện cùng người thân. Chuyên gia ngôn ngữ hoặc người thân hãy thực hành các bài tập về ngôn ngữ và giao tiếp với người bị tai biến thường xuyên để giúp họ lấy lại kỹ năng ngôn ngữ. Từ đó cũng giúp người bệnh khôi phục trí nhớ và cải thiện nhận thức sau cơn tai biến.
Rối loạn cơ tròn
Người bệnh tai biến có thể gặp tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Do vậy, người nhà hãy vệ sinh sạch sẽ cho họ để tránh tình trạng viêm nhiễm như nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Hãy nhắc nhở người bệnh dùng đầy đủ và đúng liều các loại thuốc điều trị để cải thiện tình trạng nhanh nhất.