Phục hồi sức khỏe sau tai biến mạch máu não (đột quỵ não) là vấn đề quan tâm của rất nhiều người bị tai biến và người thân của họ. Cơn tai biến có thể để lại di chứng như liệt vận động, mất khả năng ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,… thậm chí nhiều người còn rơi vào trạng thái trầm cảm. Vậy cách phục hồi sức khỏe cho người bệnh sau tai biến là như thế nào?

Tai biến mạch máu não là gì?

Nắm chắc kiến thức về tai biến giúp bạn biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm: Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (còn gọi đột quỵ não) là tình trạng thiếu máu và oxy đến một phần não, làm cho các tế bào bị chết đi, gây tổn thương mô não. Cơn tai biến có thể xảy ra do cục máu đông gây tắc mạch máu não (còn gọi là nhồi máu não) hoặc do tình trạng vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

Tai biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở độ tuổi từ 55 trở lên. Cơn tai biến có nguyên nhân từ việc không kiểm soát tốt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, mỡ máu,… hoặc do bạn có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động,…

Biện pháp phục hồi sức khỏe sau tai biến mạch máu não

Nếu may mắn thoát khỏi cơn tai biến mạch máu não, bạn vẫn có thể mắc phải những di chứng như liệt vận động, mất khả năng ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,… Chính vì vậy, việc phục hồi sức khỏe sau tai biến mạch máu não cũng cần được quan tâm đúng mức, đúng phương pháp và đặc biệt là sự kiên trì, tinh thần lạc quan của người bị tai biến.

Sau đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc giúp người bị tai biến phục hồi sức khỏe:

Chế độ tập luyện

Sau tai biến mạch máu não, sức khỏe người bị tai biến còn yếu. Do vậy, người nhà cần chú ý thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh và hướng dẫn người bị tai biến tập luyện. Tùy vào mức độ phục hồi mà cho họ tập luyện các bài tập phù hợp.

Với những người bị liệt toàn thân, hãy thường xuyên lật giở, tránh tình trạng nằm lâu dễ gây viêm da, lở loét,…

Khi người bị tai biến đã tỉnh táo và có thể vận động chân tay, hãy tập cho họ cầm nắm những đồ vật nhẹ nhàng hoặc cầm thìa xúc đồ ăn,…

Khi sức khỏe người bị tai biến đã khá hơn, hãy hướng dẫn họ thực hiện từng bước các hoạt động sinh hoạt tại nhà như tắm rửa, mặc quần áo, ăn uống, đọc sách và viết.

Tăng dần độ khó và cường độ của các bài tập theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ cải thiện sức khỏe của người bị tai biến.

Nếu người bị tai biến gặp di chứng về ngôn ngữ: Hãy cho họ tập các bài thực hành về lời nói và trò chuyện. Đây vừa là cách giúp họ lấy lại kỹ năng ngôn ngữ, vừa giữ được tinh thần lạc quan, tránh rơi vào trầm cảm.

Bạn lưu ý, ngay cả khi chỉ bị tai biến mạch máu não nhẹ thì cũng không được chủ quan mà phải đi khám ngay. Nếu cần dùng thuốc điều trị tai biến mạch máu não thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi thực hiện được đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị, bạn sẽ không còn băn khoăn về việc: Liệu bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?.

Chế độ ăn uống

- Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và người bị tai biến nói riêng.

- Thức ăn của người bị tai biến nên xay nhỏ, mịn ở dạng lỏng và gồm nhiều trái cây, rau xanh.

- Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như các loại họ đậu vào chế độ ăn của người bị tai biến.

- Hạn chế các loại thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

- Người bị tai biến nên ăn một lượng thức ăn vừa đủ, có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để tránh sự quá tải cho bộ máy tiêu hóa.

- Nhiều người chưa rõ bệnh tai biến mạch máu não kiêng ăn gì. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu, bia; tránh ăn thức ăn có nhiều muối, đường,…