Cứ 100 người bị đột quỵ thì có khoảng 10 đến 20 người chết, khoảng 25 người nằm liệt giường hoặc luôn cần người phụ giúp, chăm sóc, chỉ 20 người khoẻ mạnh lại hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn và làm việc trở lại được, còn lại là những người có hồi phục nhưng vẫn yếu hoặc liệt một phần, đó là những con số mà Bộ Y tế đưa ra để cảnh báo. Đáng lưu ý là số ca mắc không ngừng tăng, đặc biệt là đột quỵ não ở nhóm người trong độ tuổi lao động trong khi trước đây bệnh thường xuất hiện ở nhóm người cao tuổi.
Theo thống kê y tế, trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não ở VN luôn thuộc dạng cao so với các quốc gia trong khu vực. Riêng tại BV Bạch Mai (Hà Nội), hàng năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.000-4.000 bệnh nhân đến cấp cứu, điều trị liên quan đến đột quỵ. Đáng lưu ý là số ca mắc không ngừng tăng, đặc biệt là đột quỵ não ở nhóm người trong độ tuổi lao động trong khi trước đây bệnh thường xuất hiện ở nhóm người cao tuổi. Đây chính là gánh nặng y tế gây tử vong, tàn tật, suy giảm lực lượng lao động cho cả quốc gia.
Nguyên nhân gây đột quỵ thường do thói quen ăn uống, sinh hoạt mang lại. Trong cuộc sống bận rộn, những người trong độ tuổi lao động thường tất bật nên hay bỏ qua các môn thể thao hay tập thể dục buổi sáng. Tiếp đến thói quen ăn thức ăn chứa nhiều dầu, nhiều phô mai, trứng, thức ăn nhanh, uống rượu bia, hút thuốc lá dẫn đến nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ cao. Khi tai biến xảy ra, các dấu hiệu báo trước như có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể; Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu; Đột ngột không nhìn thấy, nhìn hoa ở một hoặc hai mắt, đi đứng mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Sở dĩ người bệnh gặp hiện tượng trên do mạch máu nuôi não bị nghẽn tắc, máu không đưa lên não được. Có trường hợp mạch máu bị vỡ gọi là xuất huyết bên trong não, khi đó một phần não không thể hoạt động được, phần cơ thể do não kiểm soát cũng vì thế mà không hoạt động được.
ở những bệnh nhân huyết áp cao, cholesterol trong máu cao không được kiểm soát, hút thuốc lá và bệnh tim dễ mắc đột quỵ nhất. Khi bị đột quỵ, bệnh nhân cần đưa đến bệnh viện như một cấp cứu khẩn cấp. Bệnh nhân được cho dùng thuốc làm tan cục máu đông để giảm tàn tật lâu dài.
Chữa bệnh cho bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là những tai biến do đột quỵ gây ra vô cùng khó khăn. Vì vậy, những người có nguy cơ đột quỵ cao thường phải áp dụng ngay chế độ điều trị dự phòng. Theo GS.TS Đào Văn Phan, hiện nay người ta đã tìm ra enzym Nattokinase – chiết xuất từ đậu tương lên men có tác dụng ngăn ngừa tạo thành cục máu đông, thậm chí làm tan được cả cục máu đông đã hình thành, ngăn tái phát cơn tai biến. Nattokinase làm giảm độ nhớt, độ dính của máu nên còn có ảnh hưởng tốt chống xơ vữa mạch, chống tăng huyết áp.
Nhờ đặc tính này, từ năm 2006, để tiện sử dụng, Nattokinase đã được tổng hợp trong sản phẩm dùng bằng đường uống và đã xuất hiện tại Việt Nam. Kết quả đề tài Nghiên cứu tác dụng điều trị của sản phẩm trên bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong giai đoạn cấp của bác sĩ Nguyễn Chí Tuệ được thực hiện cuối năm 2008 cho thấy, ngoài tác dụng chống đông máu gây tắc mạch máu thuốc còn có tác dụng cải thiện độ liệt và ý thức cho bệnh nhân đột quỵ. Trong suốt quá trình bệnh nhân sử dụng thuốc không có tác dụng phụ. Ngoài ra, để phòng tránh đột quỵ bệnh nhân cần thay đổi lối sống, tăng cường vận động, giảm cân chống béo phì. Nên ăn nhạt và ăn nhiều rau, củ, trái cây. ở bệnh nhân tăng huyết áp phải kiểm soát huyết áp ổn định 120/80 mmHg. Với bệnh nhân đái tháo đường nên ăn uống theo chế độ của người bị tiểu đường như giảm bột, ăn nhiều rau, đủ chất đạm, ít chất béo, chia nhỏ bữa ăn, uống hoặc tiêm thuốc đầy đủ theo đơn, tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ.