Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và dẫn đến tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Vì vậy, trau dồi kỹ năng sơ cứu nhồi máu cơ tim là điều cần thiết với mỗi người, đặc biệt là những gia đình đã có người mắc các bệnh về huyết áp hay tim mạch.

Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim chính xác

Tế bào cơ tim khi không nhận được oxy và năng lượng cần thiết sẽ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim. Trước khi cơn đau tim xuất hiện, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sớm như mệt mỏi, đau thắt ngực, buồn nôn… Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp khi gặp dấu hiệu này nên chú ý phòng ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát.

Bạn hãy cập nhật các cách sơ cứu nhồi máu cơ tim dưới đây để chủ động hơn trong xử lý, điều trị bệnh:

Hướng dẫn sơ cứu nhồi máu cơ tim đối với bệnh nhân

Nếu bị nhồi máu cơ tim, ngay khi xuất hiện triệu chứng, bạn cần dừng ngay công việc đang làm. Từ từ ngồi xuống nghỉ ngơi theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, nằm nghiêng một bên và đầu gối co lại. Hãy cố gắng hít thở thật sâu và để nhịp tim dần ổn định. Nếu đang mặc nhiều áo hoặc áo quần chật, nên cởi bớt hoặc nới lỏng đồ giúp bạn dễ thở hơn.

Nếu người bệnh có tiền sử mắc bệnh tim mạch sẽ được bác sĩ yêu cầu sử dụng aspirin chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Trong trường hợp tình trạng nhồi máu cơ tim chuyển nặng dù đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, bạn nên cố gắng thông báo cho người xung quanh để có hướng sơ cứu kịp thời.

benh-nhan-can-nam-nghi-ngoi-va-dua-den-co-so-y-te-ngay-sau-khi-co-trieu-chung-nhoi-mau-co-tim.webp

Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi và đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi có triệu chứng nhồi máu cơ tim

Hướng dẫn sơ cứu đối với người nhà của bệnh nhân

Sơ cứu cho người bị nhồi máu có hai trường hợp là khi người bệnh còn tỉnh táo hoặc đã bất tỉnh. Mỗi trường hợp cần có cách xử lý khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, tránh những biến chứng nặng nề sau nhồi máu cơ tim.

Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo

Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, hãy giúp người bệnh ngồi xuống hoặc nằm nghiêng theo tư thế nghỉ ngơi thoải mái. Đồng thời, người xung quanh cần trấn an tinh thần bệnh nhân nhẹ nhàng, không nên hỏi nhiều hay kích động mà cần hướng dẫn họ cách hít thở sâu để ổn định nhịp tim. Nếu bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, người nhà cần giúp họ uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh

Sơ cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường gặp nhất là trường hợp người bệnh bất tỉnh. Trong trường hợp này, việc sơ cứu rất cần thiết nhưng phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Hãy nhờ đến sự hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc chờ đơn vị cấp cứu đến nếu bạn chưa biết cách sơ cứu đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim cần sơ cứu nhanh ngay trong vài phút đầu xuất hiện triệu chứng. Vì vậy, nếu gia đình bạn có người già mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp thì nên học kỹ thuật sơ cứu nhồi máu cơ tim để phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Một số phương pháp sơ cứu nhồi máu cơ tim phải kể đến như sau:

Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực

  • Đặt bệnh nhân nằm thẳng ở bề mặt cứng.
  • Người sơ cứu quỳ gối cạnh người bệnh, chồng hai tay ép lực mạnh vào vị trí trước tim và nới lỏng tay.
  • Động tác này lặp lại 60 lần/phút giúp thúc đẩy co bóp tim cho bệnh nhân.

cap-cuu-ep-tim-ngoai-long-nguc-trong-so-cuu-nhoi-mau-co-tim.webp

Cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực trong sơ cứu nhồi máu cơ tim

Cấp cứu hô hấp nhân tạo

Phương pháp sơ cấp cứu nhồi máu cơ tim hỗ trợ bệnh nhân trong trường hợp bị ngừng tim hoặc ngừng thở ngắn.

  • Đặt bệnh nhân nằm thẳng, nới lỏng quần áo và loại bỏ dị vật trong miệng nếu có.
  • Kê cao đầu bệnh nhân và để đầu hơi ngửa ra sau.
  • Lấy tay bịt mũi bệnh nhân và dùng miệng thổi hơi vào miệng của bệnh nhân.
  • Lặp lại kỹ thuật hô hấp nhân tạo cho đến khi người bệnh lấy lại nhịp thở.

ho-hap-nhan-tao-dung-cach-giup-nguoi-benh-nhoi-mau-co-tim-lay-lai-nhip-tho.webp

Hô hấp nhân tạo đúng cách giúp người bệnh nhồi máu cơ tim lấy lại nhịp thở

Phòng ngừa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Ngoài học cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim, phòng ngừa bệnh cũng là vấn đề mọi người cần đặc biệt quan tâm. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim là cách mà người bệnh thực hiện các thói quen lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hoàn hảo và kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây bệnh lý này. Một số cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim hiệu quả phải kể đến như sau:

Kiểm soát tâm trạng

Căng thẳng, nóng giận đột ngột là một trong những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc kiểm soát tốt yếu tố tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress sẽ giúp giảm nguy cơ gây bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả.

Tăng cường hoạt động thể lực

Người bệnh tim, huyết áp cao cần có chế độ hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe của bản thân. Hãy lắng nghe cơ thể mình hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để có kế hoạch tập luyện tốt nhất giúp cơ thể dễ chịu, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tốt nhất.

Hoạt động thể lực được ví như nền tảng của phòng ngừa bệnh lý tim mạch và cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất hiệu quả nhất.

phong-ngua-nhoi-mau-co-tim-bang-che-do-tap-luyen-dung-cach.webp

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng chế độ tập luyện đúng cách

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Hãy bổ sung các loại hải sản như cá, tôm, cua,… và tăng cường rau xanh để bổ sung chất xơ cùng hàm lượng hoa quả tươi giúp cung cấp vitamin cho cơ thể.

Nếu người bệnh khó ăn có thể chế biến thành cháo, canh hầm và ưu tiên các món luộc hấp, hạn chế chiên rán dầu mỡ. Ngoài ra, lượng calo của người bệnh nên giới hạn ở mức cần thiết để có mức cân nặng tối ưu.

Điều chỉnh rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là hiện tượng tăng bất thường cholesterol, triglycerid và hàm lượng HDL-C trong máu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc điều chỉnh rối loạn lipid máu bằng chế độ ăn hàng ngày, điều trị bằng thuốc và hạn chế các yếu tố nguy cơ là điều cần làm để phòng tránh các bệnh lý tim mạch.

dieu-chinh-roi-loan-lipid-mau-bang-thuoc-ket-hop-che-do-dinh-duong.webp

Điều chỉnh rối loạn lipid máu bằng thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý. Sản phẩm thảo dược chứa nattokinase từ đậu tương lên men là một trong những loại được tin dùng hiện nay có tác dụng tốt trong việc làm tan cục máu đông, phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Ngoài ra, sản phẩm chứa nattokinase còn được biết đến với tác dụng làm giảm độ nhớt máu, độ dính tiểu cầu và tăng cường sự toàn hoàn máu hiệu quả, hỗ trợ ổn định huyết áp. Nattokinase giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng nhồi máu cơ tim.

Sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng kỹ thuật giúp người bệnh thoái khỏi tình trạng nguy kịch và giảm những biến chứng về sức khỏe sau này. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ kỹ thuật sơ cứu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận, các chuyên gia sẽ giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Tổng hợp 5 phương pháp xét nghiệm nhồi máu cơ tim hiệu quả TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-heart-attack/basics/art-20056679

https://www.sja.org.uk/get-advice/first-aid-advice/heart-conditions/heart-attack/

https://www.mountsinai.org/health-library/injury/heart-attack-first-aid