Có thể nói, căn bệnh nhồi máu cơ tim rất phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng hàng trăm nghìn người phải nhập viện vì căn bệnh này. 

Để phát hiện kịp thời, thực hiện xét nghiệm nhồi máu cơ tim là phương pháp chính xác giúp xác định căn bệnh này, từ đó đưa ra giải pháp điều trị hợp lý. 

Bệnh nhồi máu cơ tim và các triệu chứng điển hình

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng có một cục huyết khối đột ngột dẫn đến tắc động mạch vành (đây là mạch máu nuôi xung quanh tim). Hiện tượng này sẽ làm cho máu không thể chảy đến và nuôi được phần cơ tim, khiến một phần cơ tim bị chết đi. 

Nhồi máu cơ tim làm tắc nghẽn những mạch máu lớn hơn ở xung quanh và khiến cho quả tim của người bệnh ngừng đập hoặc gây ra rối loạn nhịp tim, nặng hơn nữa là tử vong. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh nhồi máu cơ tim:

  • Xuất hiện những cơn đau thắt ngực: Chúng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian vài phút, khi bệnh nhân bị căng thẳng hoặc hoạt động quá sức. 
  • Cảm giác mệt mỏi, mất sức bất thường. 
  • Tâm trạng luôn lo lắng, có cảm giác bất an. 
  • Cảm giác đau và khó chịu ở cánh tay.
  • Thường xuyên có dấu hiệu bị khó thở, hụt hơi.
  • Có cảm giác buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng.
  • Đau ở vai, hàm và vùng ngực.
  • Xuất hiện tình trạng chóng mặt, nhức đầu hoặc khó ngủ hay ngủ không ngon giấc.

dau-that-nguc-la-trieu-chung-dien-hinh-cua-nhoi-mau-co-tim.webp

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim

Phương pháp xét nghiệm nhồi máu cơ tim phổ biến nhất

Hiện nay, trong phát hiện và chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim thì điện đồ tâm, siêu âm tim, chụp động mạch vành,... là các phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể đó là: 

Điện tâm đồ

Điện tâm đồ là một trong các kĩ thuật giúp xét nghiệm thiếu máu cơ tim chuẩn xác. Hình ảnh được hiển thị trên điện tâm đồ của bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ có một số biến đổi như sau: 

  • Đoạn ST sẽ có sự chênh lên hoặc là chênh xuống. 
  • Sóng T bị đảo ngược.
  • Phát hiện ra một dạng sóng mới: Đó là sóng Q hoặc block ở nhánh trái mới được tìm thấy. 

Siêu âm tim

Siêu âm tim là một trong các xét nghiệm của nhồi máu cơ tim giúp mang lại những hình ảnh rối loạn về sự vận động ở các vị trí có liên quan đến vùng bị nhồi máu như: Màng tim, huyết khối buồng tim.

Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán này còn giúp đánh giá được chức năng hoạt động của tâm thất trái. Siêu âm tim còn cho thấy các biến chứng do căn bệnh nhồi máu cơ tim gây ra như: Thông liên thất, đứt van chằng gây hở van tim,...

Phương pháp chẩn đoán là chụp động mạch vành 

Chụp động mạch vành (Coronary Angiography) được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” của phương pháp xét nghiệm nhồi máu cơ tim. Kết quả của quá trình chụp sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán ra bạn có bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim hay không. 

Khi phát hiện ra vùng tắc động mạch gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim thông qua kết quả của việc chụp mạch vành, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật đặt stent để giúp làm thông mạch chảy qua mạch vành. Nhờ thế mà vùng cơ tim đang bị nhồi máu sẽ được thoát khỏi tình trạng hoại tử và tái hoạt động. 

chup-dong-mach-vanh-mang-den-do-chinh-xac-cao-trong-viec-chan-doan-benh-nhoi-mau-co-tim.webp

Chụp động mạch vành mang đến độ chính xác cao trong việc chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim

X-quang ngực

Chụp X-quang ngực thường được áp dụng nếu việc xét nghiệm thiếu máu cơ tim là chưa chắc chắn. Đồng thời, kết quả của phương pháp này sẽ được dùng để kiểm tra ra các biến chứng phát sinh từ bệnh nhồi máu cơ tim, chẳng hạn như: Tình trạng tích tụ chất lỏng trong phổi hay còn gọi là phù phổi. 

Các xét nghiệm hóa sinh

Sử dụng các xét nghiệm hóa sinh trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim giúp: 

  • Thay đổi điện tâm đồ không rõ rệt như bị che lấp bởi block nhánh, nhồi máu hoành,...
  • Giúp chẩn đoán phân biệt nhồi máu phổi hay đau thắt ngực.
  • Theo dõi sự tiến triển của bệnh nhồi máu cơ tim đã giảm đi hay nặng thêm.
  • Phát hiện ra các triệu chứng được xem là tái phát, triệu chứng mới và dấu hiệu dự báo bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng.

Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm hóa sinh thường gặp: 

  • Xét nghiệm Protein Myoglobin: Được hiểu là protein có trong bào tương của cơ tim và cơ xương. Người bình thường sẽ có Myoglobin huyết tương ở mức <70 - 110μg/L. Đối với người bị bệnh nhồi máu thì Myoglobin tăng cao, có thể gợi ý chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, làm xét nghiệm Myoglobin không đặc hiệu cho cơ tim bởi nó còn làm tăng sự tổn thương trong cơ xương. 
  • Xét nghiệm CK - MB mass: Được xem là tiêu chuẩn vàng cho việc xét nghiệm để biết nhồi máu cơ tim. Nếu CK - MB (một iso enzyme có ở tim) mass tăng cao sau 4 giờ khởi phát bệnh thì có thể lên gấp từ 10 - 20 lần giá trị bình thường (ở mức giá trị bình thường thì CK - MB mass ở mức < 24U/L) và sẽ có dấu hiệu trở về trạng thái bình thường sau 4 - 5 ngày. Phương pháp này giúp việc chẩn đoán để phân biệt ổ nhồi máu tái phát và ổ nhồi máu phục hồi. 
  • Xét nghiệm Troponin: Vì Troponin I chỉ có trong tim nên đây là phương pháp xét nghiệm đặc hiệu 100% cho tim. Làm xét nghiệm Troponin giúp người bệnh phát hiện bệnh nhồi máu cơ tim muộn hoặc dùng để theo dõi điều trị làm tan huyết khối, đánh giá sơ bộ về kích thước, mức độ nhồi máu cơ tim dựa vào giá trị của Troponin ở ngày thứ 3 - 4. 

lam-xet-nghiem-protein-myoglobin-de-chan-doan-benh-nhoi-mau-co-tim.webp

Làm xét nghiệm Protein Myoglobin để chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim

Gợi ý cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim 

Bệnh nhồi máu cơ tim có thể phòng ngừa bằng cách phát hiện và chữa trị kịp thời kết hợp cùng lối sống lành mạnh, khoa học. Cùng xem các gợi ý phòng ngừa nhồi máu cơ tim sau đây: 

  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, da, nội tạng động vật và thịt có màu đỏ, lòng đỏ của trứng gà, thực phẩm đóng gói và đồ chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp,...
  • Giảm lượng muối trong các bữa ăn và nên tăng cường chất xơ cùng những loại vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc. 
  • Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho mạch máu được lưu thông dễ dàng, tăng cường tuần hoàn. Không chỉ vậy, tập thể dục thường xuyên còn giúp chúng ta có tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa tái phát bệnh về tim. 
  • Sử dụng sản phẩm có chứa enzyme nattokinase trong đậu tương lên men để phòng ngừa bệnh, cụ thể:
  • Chất này có công dụng phòng ngừa và phá hủy các cục máu đông trong mạch máu. Tăng khả năng tuần hoàn máu và lưu thông máu dễ dàng.
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não và các di chứng khác mà nó để lại. 
  • Sản phẩm từ thiên nhiên có chứa enzyme nattokinase này còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến cục máu đông, viêm tắc động, tĩnh mạch hay các biến chứng của những bệnh khác như: Tiểu đường, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ,...
  • Enzyme nattokinase có công dụng hỗ trợ ổn định lại huyết áp.
  • Tăng cường sinh lực, cải thiện tốt tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể ở người bình thường và những người có bệnh lý về tim và thiểu năng tuần hoàn não. 
  • Sản phẩm chứa nattokinase ra đời năm 2006 được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước và đều cho kết quả tích cực: Giúp hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu não, đau thắt ngực do tắc mạch máu não hiệu quả,...

nattokinase-co-trong-dau-tuong-len-men-giup-ngan-ngua-cuc-mau-dong-gay-nhoi-mau-co-tim.webp

Nattokinase có trong đậu tương lên men giúp ngăn ngừa cục máu đông gây nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm và nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng rằng, với thông tin về các cách xét nghiệm nhồi máu cơ tim mà chúng tôi cung cấp trong bài chia sẻ này sẽ giúp người bệnh chẩn đoán cũng như có phương pháp tiếp cận điều trị bệnh hợp lý và kịp thời. 

Để được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim nhanh chóng bạn nên ghi nhớ TẠI ĐÂY

Lan Khuê

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/heartattack/diagnosis/#:~:text=An%20electrocardiogram%20(ECG)%20is%20an,it%20produces%20tiny%20electrical%20impulses.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/diagnosis-treatment/drc-20373112

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/heart-disease-heart-attacks