Co thắt mạch vành là một trong những dạng của bệnh mạch vành và là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau thắt ngực. Mặc dù hiếm gặp nhưng co thắt động mạch vành có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột tử nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy co thắt mạch vành là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề này thì hãy dành ít phút đọc ngay bài viết dưới đây.
Bệnh co thắt mạch vành là gì?
Co thắt mạch vành là tình trạng co thắt đột ngột của các cơ trong động mạch vành. Cơn co thắt khiến động mạch bị thu hẹp tạm thời, làm giảm hoặc chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến tim.
Nếu cơn co thắt kéo dài đủ lâu, người bệnh sẽ có triệu chứng đau thắt ngực. Đồng thời, tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho tim như thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim…
Co thắt mạch vành là tình trạng co thắt đột ngột của các cơ trong động mạch vành
Biểu hiện của co thắt mạch vành
Triệu chứng điển của co thắt mạch vành là những cơn đau thắt ngực biến thể (hay còn gọi là đau thắt ngực Prinzmetal). Tuy nhiên, tùy vào mức độ nguy hiểm và tần suất mà các cơn đau thắt ngực sẽ có sự khác nhau. Tình trạng đau thắt ngực ở bệnh nhân co thắt mạch vành được chia thành 2 loại:
- Cơn đau thắt ngực ổn định: Là cơn đau thường xuất hiện ở vùng sau của xương ức. Nguyên nhân là do sự hẹp cố định của động mạch vành và các mảng xơ vữa mạch vành. Những cơn đau thắt ngực ổn định chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc căng thẳng. Khi đó, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm.
- Cơn đau thắt ngực không ổn định: Đây là cơn đau rất nguy hiểm, cần được cấp cứu khẩn cấp. Chúng thường xuất hiện đột ngột ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi, tâm trạng thoải mái và thường xảy ra về đêm hoặc gần sáng. Cơn đau thắt ngực không ổn định là kết quả của tình trạng nứt vỡ mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn mạch máu.
Ngoài ra, co thắt động mạch vành cũng có những triệu chứng chung như:
- Cơn đau thắt ở vị trí ngực trái hoặc phía sau xương ức.
- Cảm thấy tức ngực, khó thở, vã mồ hôi, chân tay lạnh và choáng váng…
- Cơn đau có thể lan đến những vùng xung quanh như cánh tay, cổ, xương hàm…
- Cơn đau thắt ngực kéo dài từ 5 phút và lâu nhất là 30 phút.
- Người bệnh co thắt động mạch vành thường đau vào ban đêm hoặc gần sáng.
Người bệnh co thắt mạch vành sẽ cảm thấy đau ở ngực trái hoặc vùng sau xương ức
Nguyên nhân gây co thắt động mạch vành
Sự tích tụ của các mảng xơ vữa động mạch vành làm tắc nghẽn mạch máu là nguyên nhân dẫn đến co thắt mạch vành. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở những bệnh nhân bị cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…
Trước đây, co thắt mạch vành thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 40-70 tuổi. Tuy nhiên, bệnh co thắt động mạch vành đang có dấu hiệu trẻ hóa, nhiều trường hợp người bệnh chỉ mới 25 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim. Những yếu tố có thể dẫn đến co thắt mạch vành ở giới trẻ bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Sử dụng chất kích thích như cocaine, amphetamine,...
- Uống nhiều rượu, bia
- Ăn uống không khoa học, lười vận động
- Thường xuyên bị căng thẳng, stress
Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến co thắt mạch vành
Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?
Bệnh co thắt động mạch vành thường diễn ra tạm thời và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được khám và điều trị kịp thời, co thắt mạch vành có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Các biến chứng thường gặp ở bệnh nhân co thắt mạch vành như:
- Rối loạn nhịp tim: Xảy ra khi tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm.
- Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần, dẫn đến tình trạng co thắt tim, đau tim.
- Ngừng tim: Là tình trạng tim ngừng bơm máu một cách đột ngột. Lúc này, não của người bệnh sẽ bị thiếu oxy, bất tỉnh và ngừng thở.
- Tử vong: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh co thắt mạch vành.
Co thắt mạch vành có thể gây nhồi máu cơ tim, ngừng tim, thậm chí là tử vong
Phương pháp chẩn đoán co thắt mạch vành
Chẩn đoán co thắt mạch vành là công việc cực kỳ quan trọng, giúp bác sĩ xác định nguyên nhân, mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu các xét nghiệm như:
- Siêu âm tim: Là phương pháp sử dụng sóng siêu âm có tần số cao. Siêu âm tim sẽ lấy được những ảnh động về tim và những cấu trúc liên quan đến tim.
- Điện tâm đồ: Đây là một bài kiểm tra trắc nghiệm ghi lại những thay đổi của dòng điện trong tim. Điện tâm đồ giúp phát hiện nhanh những vấn đề của tim.
- Chụp mạch vành: Bác sĩ sẽ đưa thuốc cản quang vào trong lòng động mạch bằng các ống thông chuyên dụng. Qua đó, thuốc sẽ giúp hiển thị hình ảnh của mạch vành, cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng của mạch vành.
Bệnh co thắt mạch vành điều trị như thế nào?
Việc điều trị co thắt mạch vành sẽ phụ thuộc tình trạng bệnh. Tuy nhiên, mọi phương pháp đều tập trung hướng đến kiểm soát các cơn đau thắt ngực và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Một số phương pháp điều trị co thắt động mạch có thể kể đến bao gồm:
Phương pháp điều trị nội khoa
Khi điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng những loại thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành, chống xơ vữa và hẹp tắc động mạch vành… Ngoài ra, người bệnh cần dùng những loại thuốc điều trị các bệnh liên quan đến co thắt mạch vành như cao huyết áp, tiểu đường…
Một số loại thuốc điều trị co thắt mạch vành như:
- Nhóm thuốc nitrat: Có tác dụng làm giãn động mạch và tăng lưu lượng máu qua tim. Từ đó cung cấp máu và oxy cho tim hoạt động.
- L - arginine: Là một loại amino axit có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm triệu chứng đau thắt ngực ở bệnh nhân co thắt động mạch vành.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Có tác dụng làm giảm lượng ion canxi xâm nhập vào tế bào. Khi nồng độ canxi giảm, tính co của cơ trơn và sức cản thành mạch giảm theo, từ đó làm giảm huyết áp và co thắt động mạch.
Sử dụng thuốc để điều trị co thắt mạch vành
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Nếu như phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, người bệnh cần được can thiệp động mạch vành. Một trong những phương pháp can thiệp động mạch vành phổ biến hiện nay chính là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Phương pháp này sẽ tạo ra một đường đi mới cho máu bằng cách vòng qua vị trí động mạch bị tắc nghẽn. Điều này giúp máu được lưu thông tốt hơn, cung cấp đầy đủ oxy và máu cho cơ tim hoạt động, từ đó giảm các cơn đau thắt ngực, ngăn ngừa và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
Song song với những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần nattokinase để đẩy nhanh quá trình điều trị.
Nattokinase là một enzyme tự nhiên, được chiết xuất từ đậu nành lên men của Nhật Bản. Theo các nghiên cứu, enzyme nattokinase có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu và huyết áp - những nguyên nhân gây co thắt mạch máu. Ngoài ra, nattokinase còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp máu và oxy cho các hoạt động của cơ tim, từ đó cải thiện các cơn đau thắt ngực.
Enzym nattokinase có tác dụng hỗ trợ cải thiện các cơn đau thắt ngực
Phòng ngừa co thắt mạch vành như thế nào?
Mảng xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến co thắt mạch vành. Chính vì thế, bạn cần ngăn ngừa những mảng xơ vữa này bằng cách:
- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo
- Ăn nhiều rau củ, trái cây và cá…
- Thường xuyên tập thể dục
- Bỏ hút thuốc và tránh các chất kích thích như rượu, bia…
- Ngoài ra, bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng
Co thắt mạch vành là bệnh hiếm gặp nhưng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ, người bệnh có thể điều trị co thắt mạch vành bằng thuốc hoặc phẫu thuật và kết hợp với sản phẩm thảo dược có chứa nattokinase. Nếu bạn còn câu hỏi về bệnh co thắt mạch vành, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và chính xác.
>>>XEM THÊM Tắc động mạch vành và thông tin quan trọng không thể bỏ qua TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/coronary-artery-spasm#prevention
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16900-coronary-spasm