Tắc động mạch vành là bệnh lý khá nguy hiểm, ở mức độ nhẹ bệnh có thể không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tim và sức khỏe. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong. Bài viết này sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn về tắc động mạch vành là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tắc động mạch vành hiệu quả nhất.

Tắc động mạch vành là gì?

Động mạch vành là các mạch máu chạy từ não đến các đầu ngón chân, tay với chức năng vận chuyển máu chứa oxy đến tim và khắp cơ thể.

Tình trạng tắc động mạch vành xuất hiện khi các mảng bám tích tụ ở bên trong thành động mạch. Các mảng bám này sẽ được hình thành từ một số chất lưu thông trong máu bao gồm chất béo, cholesterol, chất thải tế bào, fibrin,..

Theo đó, các mảng bám này sẽ làm hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch, khiến cho quá trình lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể khó khăn. Các vị trí thường gây tắc nghẽn phổ biến các động mạch vành ở tim, não, cánh tay, chân, thận, khung xương và vùng bụng.

hinh-anh-bi-tac-dong-mach-vanh-o-tim.webp

Hình ảnh bị tắc động mạch vành ở tim

Biểu hiện cơ bản của bệnh tắc mạch vành

Biểu hiện tắc động mạch vành phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau vùng tim. Cảm giác đau bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lây lan đến cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái.

Các cơn đau thường ngắn chỉ 10-30s hay 1 vài phút, nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút thì có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu như nóng rát, đầy bụng, đau âm ỉ,.. kèm theo đó là buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi,..

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc động mạch vành

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xơ tắc động mạch vành như do sự phát triển của các mảng xơ vữa và sự hình thành cục máu đông gây lên.

- Do sự phát triển của xơ vữa động mạch

Do sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, các mảng xơ vữa là kết quả của sự tích tụ cholesterol, canxi và cách chất dễ lắng đọng khác trong máu. Theo thời gian, mảng xơ vữa này lớn dần lên gây hẹp lòng mạch tại một hoặc nhiều nhánh động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi cơ tim. Mức độ hẹp càng lớn thì nguy cơ bị tắc mạch vành càng cao.

cac-mang-xo-vua-dong-mach-la-nguyen-nhan-gay-tac-dong-mach-vanh.webp

Các mảng xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tắc động mạch vành

- Do sự hình thành cục máu đông

Sự hình thành các cục máu đông sẽ khiến người bệnh dễ bị tắc nghẽn động mạch vành. Bởi vì các cục máu đông được hình thành là do các tế bào máu tập trung đến các mạch máu bị tổn thương, có khả năng lây lan rộng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tắc mạch vành hoàn toàn.

Tắc động mạch vành có nguy hiểm không?

Tắc động mạch vành không quá nguy hiểm nếu xảy ra ở các nhánh động mạch nhỏ và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ tim và khả năng co bóp tim. Tuy nhiên nếu tắc các mạch máu lớn hoặc phạm vi bị tắc nghẽn động mạch vành phạm vi rộng, nhiều vị trí sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, gây ra hậu quả nguy hiểm khiến tim có thể ngừng đập.

Chưa kể những đoạn mạch xơ vữa chưa gây hẹp lòng mạch nhiều nhưng có thể dễ xảy ra tắc nghẽn nếu có cục máu đông lớn di chuyển vào. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim, gây nguy hiểm tới tính mạng và khả năng bình phục là rất thấp.

Bên cạnh đó, bị tắc nghẽn động mạch vành trong thời gian dài có thể làm tim suy yếu, giảm khả năng hoạt động gây rối loạn nhịp tim. Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ, người bệnh có thể gặp những cơn tai biến mạch máu não, dễ bị đột tử, thậm chí tử vong.

nhoi-mau-co-tim-bien-chung-nguy-hiem-khi-bi-tac-dong-mach-vanh.webp

Nhồi máu cơ tim - biến chứng nguy hiểm khi bị tắc động mạch vành

Phòng ngừa và điều trị bệnh tắc động mạch vành

Bệnh tắc động mạch vành có thể phòng ngừa và điều trị khỏi nếu được can thiệp kịp thời. Hiện nay có khá nhiều các biện pháp điều trị bệnh tắc mạch vành như dùng thuốc, can thiệp thủ thuật ngoại khoa cùng với đó là chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế bị bệnh.

Bí quyết phòng ngừa bệnh tắc động mạch vành

Để phòng ngừa bệnh tắc động mạch vành, bạn nên xây dựng cho mình chế độ sống lành mạnh để kiểm soát và hạn chế việc hình thành các mảng bám ở động mạch vành.

- Cắt giảm bớt lượng cholesterol trong cơ thể nếu bạn đang gặp phải tình trạng tắc nghẽn động mạch. Mỗi ngày chỉ nên bổ sung dưới 200mg cholesterol.

- Hạ thấp lượng chất béo nạp vào cơ thể, cụ thể mỗi ngày không nên nạp quá 10% lượng calo chất béo trên tổng số calo nạp vào cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều axit béo trans và chất béo đã được hydro hóa cao.

- Không nên hút thuốc lá bởi đây là nguyên nhân khiến chứng tắc động mạch vành trở nên trầm trọng hơn, nó sẽ làm gia tăng tình trạng xơ vữa ở các động mạch của tim, chân, động mạch chủ.

- Tăng cường tập thể dục thể thao hàng ngày để đảm bảo có một trái tim khỏe mạnh và huyết áp ổn định. Có thể tập yoga, ngồi thiền, hít thở sâu để giải phóng stress khỏi cơ thể.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là ăn một số thực phẩm như tỏi, dâu, táo, trà xanh,.. để làm giảm cholesterol và hạn chế bị đông máu hiệu quả.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể nhanh chóng phát hiện các triệu chứng hay các bệnh lý nguy hiểm và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Kinh nghiệm chữa trị bệnh tắc mạch vành

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa tắc mạch vành hiệu quả như sử dụng thuốc, can thiệp ngoại khoa hay sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược. Mỗi một phương pháp điều trị sẽ có ưu điểm nhất định. Bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng giai đoạn bệnh.

Điều trị nội khoa

Với các trường hợp người bệnh bị tắc mạch vành nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị. Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân được kê các loại thuốc phù hợp với bệnh tình và sức khỏe của mình.

+ Thuốc chống đông sẽ giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do cục máu đông.

+ Thuốc làm hạ mỡ máu có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế các mảng xơ vữa trong lòng mạch tăng kích thước.

+ Thuốc chẹn beta giúp giảm huyết áp, ngăn chặn tác động của hormone gây co mạch, tăng áp lực lên tim.

thuoc-duoc-dung-de-dieu-tri-benh-tac-mach-vanh-hieu-qua-do-bac-si-chi-dinh.webp

 Thuốc được dùng để điều trị bệnh tắc mạch vành hiệu quả do bác sĩ chỉ định

Điều trị can thiệp

Một số thủ thuật ngoại khoa được sử dụng để điều trị bệnh tắc động mạch vành có thể kể đến như: Nong mạch bằng bóng, phẫu thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành...nhằm cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược tự nhiên

Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị nội – ngoại khoa ở trển, bạn có thể sử dụng các sản phẩm enzyme nattokinase để hỗ trợ điều trị tắc động mạch vành. Được đánh giá là sản phẩm thảo dược tự nhiên tốt, nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn và mang lại hiệu quả rất tốt. Sản phẩm chứa thành phần Nattokinase được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào sử dụng và chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xơ vữa mạch máu, tắc động mạch vành trên cơ thể.

Trong đó, nattokinase là enzyme được chiết xuất từ đậu tương (món ăn truyền thống của người Nhật Bản). Theo các nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản, thành phần này được chứng minh có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm xơ vữa, hạn chế tắc động mạch vành hiệu quả.

nattokinase-cho-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-tac-dong-mach-vanh-hieu-qua.webp

Nattokinase cho tác dụng hỗ trợ điều trị tắc động mạch vành hiệu quả

Ngoài ra, nattokinase còn được biết đến với công dụng phòng ngừa, làm tan cục máu đông và giảm lượng cholesterol xấu. Dòng sản phẩm chứa thành phần nattokinase đầu tiên tại Việt Nam hiện nay cũng đã được chứng minh công dụng qua các nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý tắc động mạch vành, bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ cụ thể về tắc động mạch vành ở trên, bạn đã có được kiến thức cần thiết cho mình trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ hãy để lại câu hỏi ở bình luận chúng tôi sẽ liên lạc lại ngay cho bạn.

>>>XEM THÊM Co thắt mạch vành: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Coronary_occlusion#:~:text=A%20coronary%20occlusion%20is%20the,the%20heart%2C%20may%20be%20damaged.

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17567-cad-total-coronary-occlusions

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/coronary-occlusion