Việc hiểu về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh sẽ giúp chúng ta biết cách xử lý chính xác, giảm nguy cơ tử vong đồng thời hạn chế tối đa những di chứng. Vậy cụ thể, bệnh đột quỵ là gì, nguyên nhân gây bệnh là do đâu và chúng ta phải làm thế nào để phòng tránh hiệu quả? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não đột ngột gián đoạn. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp, người bệnh cần được xử trí kịp thời để giảm tổn thương não và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Đột quỵ não gồm 2 dạng: Đột quỵ thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ là do mạch máu bị tắc nghẽn, gây ứ trệ, không lưu thông máu lên não. Đột quỵ xuất huyết não là tình trạng não bộ bị tổn thương do mạch máu bị vỡ, đứt.
Theo một số thống kê, bệnh đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Những bệnh nhân may mắn sống sót qua cơn đột quỵ vẫn có nhiều nguy cơ phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề, thậm chí một số người còn bị tàn tật suốt đời.
Đột quỵ não có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh
Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ não
Cơn đột quỵ não xảy ra rất nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bởi những dấu hiệu báo trước từ trước vài giờ, thậm chí là một tuần. Một số dấu hiệu đột quỵ thường gặp mà bạn cần ghi nhớ đó là:
- Đột nhiên bị khó nói, không thể nói được 1 câu đơn giản, ú ớ không thành lời, hoặc mất khả năng biểu đạt. Miệng bị méo, nhân trung bị lệch sang một bên…
- Người bệnh có các triệu chứng cho thấy đang bị rối loạn thị giác như mắt mờ, tầm nhìn giảm, song thị,...
- Những người có bệnh nền về tim mạch như rung nhĩ, rối loạn nhịp,… thường có dấu hiệu khó thở, thở gấp, nhịp tim nhanh.
- Đau đầu đột ngột, dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Có thể đau lan tỏa hoặc đau một bên đầu, kèm theo đó là dấu hiệu chóng mặt, nôn mửa.
- Người bệnh đột quỵ thường bị mất khả năng giữ thăng bằng, chân tay tê yếu đột ngột. Do đó, việc đi lại sẽ khó khăn hơn, dễ bị ngã, khó phối hợp các động tác.
- Một số trường hợp xuất hiện cơn nấc cụt gây co thắt cơ bụng, chèn ép ngực,...
Nguyên nhân gây đột quỵ là do đâu?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số bệnh lý sau có thể là nguyên nhân gây đột quỵ:
Cục máu đông
Cục máu đông được xem là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ thiếu máu não khi có hơn 80% trường hợp do yếu tố này gây ra. Cục máu đông xuất hiện gây tắc nghẽn mạch máu, cản trở sự lưu thông máu lên não khiến các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất. Nếu không được cứu chữa kịp thời, các tế bào não sẽ bị hoại tử và gây đột quỵ thiếu máu não cục bộ.
Cao huyết áp
Cao huyết áp là sự gia tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên thành mạch. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, bởi khi áp lực máu thường xuyên ở mức cao, thành mạch sẽ bị giãn dần ra và yếu hơn, dễ dẫn tới đột quỵ. Người bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 - 4 lần so với người có chỉ số huyết áp bình thường.
Đột quỵ não được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch máu dày lên do chất béo và cholesterol tích tụ. Những mảng xơ vữa này khiến cho động mạch hẹp hơn, máu khó lưu thông và dễ tắc lại, hình thành nên những cục máu đông. Khi cục máu đông theo máu đi lên não có thể dẫn đến đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Ở người mắc bệnh tiểu đường, lượng glucose trong máu luôn ở mức cao. Glucose này kết hợp với tế bào xấu trong máu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, đây chính là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như đã phân tích phía trên.
Bệnh tim
Các bệnh về tim như: Rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhầy nhĩ trái,… sẽ cản trở việc bơm máu từ tim đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Khi máu không được bơm đều, chúng có thể tắc lại, hình thành cục máu đông. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ mà còn là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Dị dạng mạch máu não
Khi những mạch máu phát triển bất thường, dưới áp lực của máu, chúng sẽ ngày càng giãn ra và yếu đi. Nếu mạch máu bị căng tức quá mức (do căng thẳng, áp lực,…) có thể bị vỡ, gây ra tình trạng đột quỵ xuất huyết não.
Ngoài ra, đột quỵ còn do một số các yếu tố khác chi phối như: Tuổi tác, giới tính, di truyền,... nhưng không quyết định nhiều đến điều này.
Đột quỵ não gây ra biến chứng gì?
Đột quỵ não khiến người mắc gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng, trường hợp nặng có thể gây tử vong, nhẹ thì gặp những di chứng sau:
- Không thể vận động, liệt ở một hoặc cả hai bên là di chứng gặp ở hầu hết người bệnh đột quỵ. Khi bị liệt, người bệnh không thể vận động bình thường, mọi sinh hoạt đều nhờ đến người thân giúp đỡ.
- Rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp do miệng bị méo. Nhận thức của người bệnh sau cơn đột quỵ cũng suy giảm đáng kể, hay rơi vào tình trạng nhớ nhớ quên quên, lú lẫn.
- Cảm xúc thay đổi thất thường, dễ nóng giận, cáu gắt, xúc động hoặc dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Người bệnh không tự chủ được việc đi vệ sinh do bị rối loạn cơ vòng và chức năng cảm giác, nhận thức bị tổn thương.
- Dễ bị viêm loét do tì đè nhiều, cơ bắp yếu, khớp bị biến dạng do lâu ngày không vận động.
Đột quỵ não khiến người bệnh không thể đi lại bình thường
Cách sơ cứu khi gặp người bệnh đột quỵ não
Khi thấy người thân hay người xung quanh có dấu hiệu của cơn đột quỵ, cần thực hiện ngay các bước sơ cứu sau đây:
- Gọi ngay cấp cứu để có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía y tế sớm nhất.
- Cho người bệnh nằm ở nơi thông thoáng, mặt phẳng, sạch. Nên để ở tư thế nằm nghiêng trạng người bệnh buồn nôn hoặc nôn.
- Nới lỏng các cúc áo để máu có thể lưu thông về não dễ dàng hơn.
- Cần theo dõi các triệu chứng của người bệnh và cung cấp thêm thông tin cho nhân viên y tế về người bệnh như: Nhịp tim, mạch, bệnh nền, thuốc đang sử dụng,...
- Tuyệt đối không cho người bệnh đột quỵ uống bất kỳ loại thuốc nào, không thực hiện các phương pháp cạo gió, bấm huyệt, châm cứu hay ăn thức ăn vì điều này có thể nguy hiểm cho người bệnh.
- Nếu người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, cần thực hiện hồi sức tim phổi cho bệnh nhân.
Gọi ngay cấp cứu khi thấy người bệnh có dấu hiệu đột quỵ não
Điều trị đột quỵ não như thế nào?
Tùy thuộc vào loại đột quỵ do thiếu máu não hay xuất huyết não, mức độ nghiêm trọng mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên nguyên tắc chung của việc điều trị đột quỵ não là nhanh chóng, cần được cấp cứu trong thời gian vàng từ 3-6 tiếng sau cơn đột quỵ não xảy ra.
Sử dụng thuốc loại bỏ cục máu đông
Các nhóm thuốc làm tan cục máu đông, chống kết tập tiểu cầu sẽ giúp loại bỏ cục máu đông, sử dụng thuốc càng sớm càng tốt, tối thiểu 4 giờ đầu tiên. Có thể tiêm tĩnh mạch bằng tPA được coi là phương pháp hữu hiệu cho tác dụng nhanh trong cấp cứu đột quỵ.
Các thuốc thường được dùng đó là: : Aspirin, Heparin, Warfarin, Coumarin, Clopidogrel, Indandion… Ngoài ra các thuốc giúp bảo vệ tế bào não như Nootropyl, Stugeron, cerebrolysin, duxil,... cũng được ưu tiên sử dụng.
Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông
Trong các trường hợp không được chỉ định dùng thuốc chống đông máu thì sẽ tiến hành loại bỏ cục máu đông bằng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật động mạch cảnh, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông bằng dụng cụ cơ học, cắt phình động mạch,… Các phương pháp này mặc dù sẽ tăng tuổi thọ và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát nhưng cũng đem lại nhiều rủi ro khi thực hiện.
Sử dụng các biện pháp phẫu thuật giúp loại bỏ huyết khối, điều trị đột quỵ
Sử dụng sản phẩm chứa nattokinase
Ngoài việc sử dụng các biện pháp trên, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên với mong muốn cải thiện và phòng ngừa đột quỵ não. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần nattokinase ra đời năm 2006.
Nghiên cứu cho thấy, nattokinase có tác dụng ngăn ngừa và phá vỡ huyết khối bằng cách tiêu sợi huyết và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: Hạ huyết áp, giảm cholesterol, điều hòa đường huyết,... Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Các kết quả đều cho thấy, sản phẩm giúp cải thiện các di chứng sau đột quỵ não và an toàn cho người bệnh.
Làm gì để ngăn chặn cơn đột quỵ?
Bệnh đột quỵ thường để lại những hậu quả nặng nề về cả thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, việc phòng ngừa đột quỵ có vai trò vô cùng quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu này, trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần:
Điều trị các bệnh lý nguy cơ
5 bệnh lý đã nêu ra ở trên là những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Vì vậy, nếu mắc bệnh, hãy điều trị sớm. Bạn cần uống thuốc đúng giờ, đủ liều, kết hợp với việc xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học để đảm bảo các chỉ số cơ thể luôn ở ngưỡng an toàn, giảm nguy cơ đột quỵ.
Nói không với thuốc lá
Chúng ta đều biết, thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Các chất có trong thuốc lá như nicotine, carbon monoxide làm tăng huyết áp và giảm oxy trong máu, khiến cho máu dính hơn, phá hủy thành mạch máu,… từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo một số nghiên cứu, hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 lần.
Ăn uống lành mạnh
Ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và giúp bạn giảm cân. Rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ,… là những loại thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung, lưu ý hạn chế chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, các món ăn mặn,…
Hạn chế rượu bia
Chất cồn có trong rượu, bia có thể làm tăng huyết áp và chất béo trong máu. Uống quá nhiều đồ uống có cồn cũng có thể dẫn đến những bệnh về tim. Vì vậy, hãy tự đặt ra giới hạn cho bản thân mỗi khi uống rượu, bia.
Tập thể dục thường xuyên
Béo phì có thể là nguyên nhân dẫn đến một loạt bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao, hàm lượng cholesterol cao – những “người bạn đồng hành” của bệnh đột quỵ. Do đó, bạn nên tạo cho mình thói quen tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý. Theo các chuyên gia, bạn nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày với mức độ vừa đủ để đổ mồ hôi, không tập quá sức cũng như không nên quá “thư thái” khi luyện tập.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ nhất về đột quỵ não. Nếu còn băn khoăn về căn bệnh này, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.
Nguồn tham khảo: