Nhồi máu cơ tim ngày càng có xu hướng gia tăng và là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Việc chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim thế nào để hiệu quả là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Theo dõi ngay bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về quy trình chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim đúng cách và mang lại hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim là giúp giảm nguy cơ tái phát, giảm nguy cơ tử vong do bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó là tăng khả năng vận động, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Vì thế mà khi chăm sóc bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ xây dựng dựa trên các tiêu chí sau:
- Cải thiện các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi bằng cách tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phục hồi khả năng hoạt động cho người bệnh mà không gặp phải các triệu chứng khó chịu.
- Ngăn ngừa tái cấu trúc cơ tim, phòng ngừa các biến chứng suy tim, rối loạn tim mạch và tái phát nhồi máu cơ tim
- Giúp người bệnh thoải mái, tinh thần lạc quan không lo lắng về bệnh.
Cần có sự phối hợp giữa người bệnh, người chăm sóc và thầy thuốc trong quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi nhồi máu cơ tim, để có được sức khỏe và cuộc sống tốt hơn.
Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ cần được thực hiện càng sớm càng tốt
Các bước chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim nhằm mục đích ngăn chặn suy tim tiến triển, ngừa các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, ngăn chặn nhồi máu cơ tim tái phát giúp kéo dài tuổi thọ, nâng cao đời sống người bệnh. Để giúp người bệnh nhồi máu cơ tim hồi phục nhanh hơn, người chăm sóc nên áp dụng đầy đủ các bước dưới đây:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc điều trị nhồi máu cơ tim thường dùng gồm:
– Thuốc chống đông máu như: Aspirin, clopidogrel, ticagrelor để ngăn chặn quá trình đông máu tiếp diễn.
– Thuốc làm tan cục máu đông trong động mạch vành như chất ức chế glycoprotein IIb/IIIa.
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị nhồi máu cơ tim
Người bệnh nên tuân thủ sử dụng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hay uống gấp đôi liều lượng thuốc. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp
Một chế độ ăn uống khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nhồi máu cơ tim nhanh chóng hồi phục, hạn chế biến chứng nguy hiểm:
+ Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, cholesterol, muối.
+ Tăng cường ăn nhiều rau củ, hoa quả mỗi ngày.
+ Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như cá hồi, cá thu, bơ, hướng dương, dầu oliu.
Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý cho người bệnh bị nhồi máu cơ tim
Tập luyện thể dục đúng cách để phục hồi sức khỏe trái tim
Nếu việc điều trị tốt thì sau 1-2 tháng, người bệnh bị nhồi máu cơ tim sẽ hồi phục và làm được công việc như trước. Việc tập thể dục đúng cách sẽ cải thiện tuần hoàn và giúp trái tim phục hồi nhanh chóng. Do đó, người bệnh nên rèn luyện thể chất đều đặn ở giới hạn sức khỏe cho phép.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về mức độ tập thể dục, sau đó xây dựng lộ trình với độ khó tăng lên dần để cải thiện sức khỏe.
Đặc biệt trong quá trình tập luyện, người bệnh nhồi máu cơ tim cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không tập thể dục khi người thấy mệt mỏi.
- Tập vừa sức, không cố tập những bài tập nặng với cường độ cao ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Không tập thể dục ở thời tiết bất thường nóng hoặc lạnh quá.
Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thiên nhiên
Để phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, bên cạnh các thuốc điều trị và lối sống, tập luyện, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ cải thiện chức năng tim tốt hơn. Trong đó, phải kể đến sản phẩm có chứa nattokinase đã được kiểm chứng lâm sàng hiệu quả giúp hồi phục cơ tim, tăng cường sức bóp cho tim để giảm gánh nặng về tim từ đó ngăn ngừa tình trạng tái cấu trúc của cơ tim diễn ra mạnh mẽ.
Nattokinase enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men của Nhật Bản. Nattokinase đã được trường Đại học Khoa học Kurashiki và Đại học Y Miyazaki ở Nhật Bản nghiên cứu chứng minh tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, chống xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, nattokinase còn giúp phòng ngừa và làm tan cục máu đông, giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch, nâng cao trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, loại enzyme này còn được chứng minh có tác dụng phòng ngừa và cải thiện các di chứng đột quỵ não.
Nattokinase mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Dòng sản phẩm chứa thành phần nattokinase đầu tiên tại Việt Nam cũng được chứng minh công dụng qua các nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn cho kết quả tích cực. Vì vậy, bạn hãy sử dụng sản phẩm chứa nattokinase để ổn định huyết áp, phòng chống nhồi máu cơ tim an toàn, hiệu quả.
Chăm sóc về tinh thần
Cơn nhồi máu cơ tim không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn để lại cú sốc lớn về tinh thần. Do đó, người bệnh sẽ khó tránh được những ảnh hưởng tâm lý như suy nhược tinh thần, chán nản, bi quan, lo lắng và luôn cảm thấy không yên tâm về sức khỏe của bản thân.
Vì vậy điều quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim là cần phải trấn an, tạo chỗ dựa tinh thần để người bệnh giảm thiểu những tâm lý tiêu cực. Hiện nay có khá nhiều cách giúp người bệnh giảm lo lắng, trầm cảm như:
- Khuyến khích họ tham gia những công việc vừa sức để tìm được niềm vui, giảm thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ bi quan, chán nản.
- Hướng dẫn người bệnh thư giãn như tập thiền, hít thở sâu, nghe nhạc.
- Tích cực trò chuyện với người bệnh để chia sẻ, trải lòng với họ.
- Giải thích cho người bệnh hiểu về nhồi máu cơ tim vẫn có thể sống tốt nếu giữ gìn và có nếp sống khoa học.
- Mời người bệnh tham gia các câu lạc bộ người tim mạch để giao lưu cùng với những người có cùng mối quan tâm.
Tích cực trò chuyện với người bệnh nhồi máu cơ tim
Phòng ngừa bệnh tái phát
Không chỉ có chế độ ăn uống khoa học, vận động hợp lý để phòng ngừa cơn nhồi máu cơn tim tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để có thể giảm tối đa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát như:
+ Không hút thuốc lá, uống rượu bia và chất kích thích.
+ Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa các chứng bệnh cao huyết áp, tăng cholesterol, tiểu đường và bệnh nhồi máu cơ tim.
Chú ý những biểu hiện bất thường để giảm rủi ro nhồi máu tái phát
Cơn nhồi máu cơ tim đã xảy ra một lần có thể quay lại thêm nhiều lần trong thời gian tới. Vì vậy mà người bệnh và người nhà cần ghi nhớ dấu hiệu nhồi máu cơ tim để có thể biết và cấp cứu kịp thời.
Một số biểu hiện bất thường khi bị nhồi máu cơ tim bạn nên biết:
+ Đau ngực: Các cơn nhồi máu cơ tim bắt đầu bằng cảm giác khó chịu như bị cái gì đè lên ngực, cảm giác như nghẹt thở kéo dài một vài phút.
+ Cảm giác bị đau ở nhiều khu vực như sau lưng, trên cổ, vùng dưới dạ dày.
+ Bị khó thở.
+ Các dấu hiệu khác như buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi.
Khi có các biểu hiện trên, người nhà cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không khó tuy nhiên bạn cần phải nhớ các nguyên tắc về nghỉ ngơi, chế độ ăn uống khoa học, vận động điều độ để phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát. Bên cạnh đó, bổ sung thêm những sản phẩm tự nhiên để giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ cho người thân yêu của mình. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn hãy để lại câu hỏi dưới bình luận để được giải đáp sớm nhất.
>>>XEM THÊM: Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim nhanh chóng bạn nên ghi nhớ TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-heart-attack/basics/art-20056679
https://www.bhf.org.uk/informationsupport/support/support-for-carers/caring-for-a-heart-patient
https://www.heartfoundation.org.au/recovery-and-support/being-a-carer-for-a-heart-attack-patient